Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Beethoven's Overtures

 Nguồn ảnh: Internet

Tên tuổi Beethoven gắn liền với sự ra đời của một thể loại giao hưởng mới - overtures (những khúc mở màn có tiêu đề). Từ “overture”, bắt nguồn từ “ouverture” trong tiếng Pháp, có nghĩa là tác phẩm gồm hai hoặc nhiều đoạn tạo thành một sự giới thiệu gây ấn tượng cho một vở ballet, opera hay oratorio ở thế kỉ 17. Chúng mang lại sức sống cho những tác phẩm lớn sau này, tùy thuộc vào tính chất tư tưởng chủ đề, có tên gọi là thơ giao hưởng (poème), khúc phóng túng (fantaisie) tranh giao hưởng (tableau symphonique) v.v...  Như chính tên gọi đã chỉ rõ, thể loại ấy phải chịu ơn khúc mở màn về sự ra đời của mình, nó báo trước vở ca kịch hoặc một vở kịch. Ví dụ như khúc mở màn "Prômêtê" sinh động và nhẹ nhàng gần gũi với giao hưởng số 1 về tính chất, được viết cho vở kịch múa "Sáng tạo của Prômêtê" (kịch bản và dựng vở của Vigan), khúc mở màn bi kịch anh hùng ca "Coriolan" chính ra là phần vào đầu của vở bi kịch cùng tên của nhà viết kịch người Áo Collin. Nhóm bốn khúc mở màn "Leonore" số 1,2,3 và "Phidelio", ra đời trong quá trình sáng tác vở nhạc kịch "Phidelio".

Trong sáng tác của Beethoven đã có sự biến đổi về chất của thể loại này: từ âm nhạc ứng dụng, khúc mở màn đã chuyển thành một tác phẩm giao hưởng. Lúc ban đầu được xây dựng như là phần vào đề của các vở kịch, các khúc mở màn của Beethoven sau đó đã được biểu diễn và đã có một cuộc đời của những tác phẩm độc lập. Kinh nghiệm của Beethoven có ý nghĩa rất lớn. Ông đã chứng minh điều kiện tồn tại của tác phẩm dàn nhạc có một chương, nó có khả năng ganh đua với một bản giao hưởng có nhiều chương về chiều sâu tư tưởng, sự phong phú và xúc tích về nội dung. Nhờ tính chất cô đọng hiếm có của ý đồ trong một "không gian" âm nhạc thu hẹp, nhờ logic phát triển giao hưởng nghiêm ngặt nhất, và sự rõ ràng về nội dung tư tưởng, những khúc mở màn của Beethoven đã trở thành những vở kịch khí nhạc cô đọng.

Một số khúc mở màn mà lịch sử âm nhạc đã chọn lọc trong sáng tác của Beethoven như những tác phẩm hay nhất.

05. Khúc mở màn "Fidelio"
(Sưu tầm & biên tập)

4 nhận xét:

  1. Thế mà mình cứ tưởng ouverture là "khởi nhạc", bao giờ cũng gắn với phần sau chứ ko độc lập như HT "bảo"
    Trước xem cái Phidelio do nhà hát giao hưởng, cũng thích. Vai chồng Leonore do Gia Khánh hay Gia Hội gì đó

    Trả lờiXóa
  2. @ A Chien Tran: Em cũng thấy thú vị với điều đó nên mới mang về chia sẻ với mọi người.

    Trả lờiXóa
  3. wikipedia:

    Overture (French ouverture, meaning opening) in music is the instrumental introduction to a dramatic, choral or, occasionally, instrumental composition. During the early Romantic era, composers such as Beethoven and Mendelssohn began to use the term to refer to instrumental, programmatic works that presaged genres such as the symphonic poem.

    Vậy nếu chuyển thể sang tiếng Việt, ta có thể hiểu overture là một khúc nhạc khởi đầu cho một vở nhạc kịch, hoặc một bản giao hưởng. Nếu là một người khoái Classic nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe nguyên một bản nhạc kịch (một bản giao hưởng hoặc một bản nhạc kịch thường khá dài, có thể dài bằng thời gian chiếu một phim thời hiện đại ngày nay) thì nên chọn Overture để nghe, những bản OverTure mang phong cách như những bản “tóm tắt” cho toàn bài giao hưởng, hoặc đối với một bộ phim, thì nó là một bản nhạc “tóm tắt cảm hứng” trước khi credit xuất hiện, thường thì là một bản rút gọn của OST (Original Sound Track), nhưng vì OST thường đã ngắn rồi (khoảng 4 phút) nên Overture trong phim không mang tính “thưởng thức” cao như Overture của các tác phẩm Classics.
    Bảy Tàng

    Trả lờiXóa
  4. Lâu mới thấy anh BT ghé qua. Theo em lý do để mọi người thích nghe Overtures không hẳn vì họ không đủ kiên nhẫn để nghe một bản giao hưởng hoặc xem một vở opera hay ballet, mà chính bởi tính chất cô đọng và sự rõ ràng về nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như tính phổ cập của nó. Rõ ràng là các Overture được công chúng yêu âm nhạc biết đến nhiều hơn.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.