Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Trăng chiều - Serenade của Việt nam

Đã một lần, giới thiệu về thể loại âm nhạc DẠ KHÚC (Serenade hoặc Serenata). Sau khi nghe Trăng chiều, một sáng tác của ĐẶNG HỮU PHÚC, có thể coi TRĂNG CHIỀU là một bản Serenade của Việt nam, đẹp từ giai điệu cho tới ca từ.
Rất lạ là tác giả của một bài hát hay như thế này lại không có nhiều bài hát nổi tiếng (Lý do xem phần giới thiệu Đặng Hữu Phúc trên Wiki)
Trong bài hát không một từ nói về Hà Nội nhưng những ai đã sống ở Hà Nội đều có cảm giác đó là một bài hát về Hà Nội, cụ thể hơn là Hồ Tây.
Chiều muộn, ngồi ven đường Thanh niên, nhìn về phía Tây, bên kia con đường Xuân La, Xuân Đỉnh nhạt nhoà trong nắng rồi chìm dần vào không gian tím sẫm của hoàng hôn. Thoảng trong gió heo may một giai điệu nhẹ nhàng:
Nắng chưa kịp tàn
Nắng buông dịu dàng từng tia nắng mong manh
Cảm giác bâng khuâng chợt dâng trào...
Ánh sao mặt hồ phiá đông nhạt nhòa lời ai thoáng xa xôi
Bóng em ngời sáng đóa hoa màu trắng khi trăng chiều lên


Bài hát, phần nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và phần lời dung dị. Bên hồ Tây, tìm được chút bình yên trong lòng vào một buổi chiều thu thật đơn giản, nhưng đâu phải ai cũng tìm được.
Bài hát này đã được nhiều ca sĩ trình bày như Tố Uyên, Lan Anh... nhưng với Mỹ Linh thể hiện, cái chất “dạ khúc” mới nét. Dưới đây là lời của bài hát và phần trình bày qua giọng hát Mỹ Linh.


Trăng Chiều
Nắng chưa kịp tan, nắng buông dịu dàng
Từng tia nắng mong manh
Ánh sao mặt hồ, phía đông nhạt nhòa
Lời ai thoáng xa xôi

Bóng em ngời sáng, đóa hoa màu trắng
Khi trăng chiều lên
Đến đây thầm kín, giấc mơ màu tím
Bước chân hoàng hôn

Cầm tay em nói, hàng mi trầm ngâm
Chiều dâng trong mắt, vầng trăng dịu êm
Cầm tay em nói, mùa thu thần tiên
Vầng trăng trong vắt, lời ru bình yên

Tiếng chuông lặng dần, trái tim chợt buồn
Mùi hoa sữa trong sương
Lướt qua nụ cười, bóng mây cuộc đời
Chiều thêm nhớ mênh mang

Bóng em ngời sáng, đóa hoa màu trắng
Khi trăng chiều lên
Đến đây thầm kín, giấc mơ màu tím
Bước chân hoàng hôn

Cầm tay em nói, hàng mi trầm ngâm
Chiều dâng trong mắt, vầng trăng dịu êm
Cầm tay em nói, mùa thu thần tiên
Vầng trăng trong vắt, lời ru bình yên. 


(VinhNQ)

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Gửi gió cho mây ngàn bay

Download lossless tại đây

1. Tình nghệ sỹ - Ánh Tuyết
2. Tà áo xanh - Bích Hồng
3. Gởi người em gái - Ánh Tuyết
4. Lá thư - Lan Ngọc
5. Cánh hoa duyên kiếp - Ánh Tuyết
6. Chuyển bến - Thanh Long
7. Lá đổ muôn chiều - Ánh Tuyết
8. Gởi gió cho mây ngàn bay - Thu Hà
9. Thu quyến rũ - Trầm Tú
10. Vĩnh biệt - Ánh Tuyết

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)



'70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)' trích từ SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn. Chương trình bình luận về các tác giả và tình khúc Việt nam tương đối có hệ thống chia ra khoảng 96 giai đoạn với thời lượng khoảng 40h.
(Cảm ơn anh Tuấn Linh đã gửi món quà này cho Góc Âm Nhạc.)

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Truyền thuyết Hồ Gươm

Một lần tình cờ xem 1 video clip về Hà nội của một người bạn được đăng trên blog khác. Trong đó phần nhạc nền là một bài hát về Hà nội mà lần đầu tôi được nghe. “Search Google” tìm thấy ngay. Tìm hiểu, được biết là bài “Truyền thuyết hồ Gươm” một sáng tác của Kiến trúc sư Hoàng Phúc Thắng, một nhạc sĩ không chuyên.

“ ...Hoàng Phúc Thắng là một KTS tài năng, nguyên là Ủy viên Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Chính Phủ. Ông được nhiều người nhắc đến ở những ý tưởng dự án kiến trúc và quy hoạch táo bạo.... Là kiến trúc sư, nhưng ngay từ tuổi sinh viên đã cầm ghi-ta hát những sáng tác của chính mình, ca khúc của Hoàng Phúc Thắng vượt ra khỏi biên độ của sáng tác nghiệp dư ngay cả khi viết về đề tài hay địa chỉ cụ thể. Từ “Mùa thu Hương Canh”, “Ta bước đi trên đường phố xưa” đến “Hà Nội đêm mùa đông”, hay “Truyền thuyết Hồ Gươm”… đều là những bài hát có đẳng cấp chuyên nghiệp. Sinh thời ca sĩ Ngọc Tân vẫn thích hát những bài hát của Hoàng Phúc Thắng, không chỉ bởi tình bạn của những người lớn lên trong lòng thành phố Hà Nội, có cùng thẩm mỹ đời sống mà bởi âm nhạc và ca từ của Hoàng Phúc Thắng sâu lắng, thanh cao.

Bài hát làm xao xuyến lòng người, xứng đáng là một trong những bài hát hay về Hà Nội: “Truyền rằng, nơi đây Hồ Gươm nước biếc xanh vì trời xanh. Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh. Truyền rằng, đêm đêm cây bút đá đã viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội… Hồ Gươm ơi! Long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy… Hồ Gươm ơi…”.
Theo: Talawa
Rất tiếc KTS, nhạc sỹ Hoàng Phúc Thắng đã ra đi ngày 11/8/2008 khi tuổi mới xấp xỉ lục tuần (58) sau một thời gian lâm trọng bệnh. Chúng ta không còn cơ hội được thưởng thức những sáng tác mới của anh nữa.
Cả nước chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long, cũng nên nghe sáng tác này của Hoàng Phúc Thắng lắm chứ. Theo nguồn tin tin cậy được biết, bài hát này cũng sẽ được trình diễn trong chương trình Lễ hội 1000 năm Thăng long tại Hà nội.
Xin giới thiệu “Truyền thuyết hồ Gươm” của tác giả Hoàng Phúc Thắng, do Đăng Dương trình bày cùng dàn nhạc giao hưởng VN.


Nhạc và lời: Hoàng Phúc Thắng
Biểu diễn: Đăng Dương

Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm , nước biếc xanh vì trời xanh .
Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh.
Truyền rằng nơi đây đêm đêm , cây bút đá vẫn viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội .
Truyền rằng cầu Thê Húc , rực đỏ nối đất với trời , cho Rùa thiêng mỉm cười xua tan bao nếp nhăn cuộc đời .
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.

Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm vẫn khắc ghi chuyện ngàn năm .
Truyền rằng qua bao phong ba vẫn đậm đà hương sắc đọng lắng hồn núi sông.
Truyền rằng ai qua nơi đây , sẽ nhớ mãi những phút giây thần tiên khi bất chợt một ngày gặp Rùa thiêng Hà Nội.
Truyền rằng mùa xuân tới, rực rỡ những cánh đào , cho tình yêu ngọt ngào , bay lên trong giấc mơ đợi chờ
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.

VITAS - Vitalii Vladasovich Grachyov

(Tặng  anh Tuấn Linh)
Vitas sinh ngày 19/2/1981 tại Daugavpils, Latvia, xuất hiện tại Nga lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2000 với Opera #2. Chàng trai trẻ trung này đã mang lại cho âm nhạc thế giới một chất giọng nam cao rất thanh, mới lạ, thu hút lôi cuốn và đầy ấn tượng. Đa phần âm nhạc của Vitas là Pop với sự ảnh hưởng của Techno nhưng ngoài ra anh còn trải nghiệm một thể loại "khó khăn" hơn rất nhiều - đó là opera.
Opera #2 được ra mắt vào tháng 12 năm 2000 đã gây được sự chú ý lớn bởi chất giọng đặc biệt có thể sánh ngang hàng với soprano (giọng nữ cao) và khả năng xử lí âm vực cực kì linh hoạt và tài tình khi lên cao. Giọng hát luyến láy cùng âm điệu tiếng Nga đặc biệt như xoáy sâu vào lòng người. Âm vực rộng, khả năng xử lí âm thanh khi lên cao thật chuẩn cùng phong thái biểu diễn uyển chuyển nhưng cũng đầy cuốn hút pha trộn giữa pop và opera làm nên một Vitas độc đáo và quyến rũ trên sân khấu.
Ngày 29/3/2002, Vitas đã biểu diễn solo tại buổi hòa nhạc ở điện Kremli và cũng là nghệ sĩ trẻ nhất được tham dự tại đó. Vitas nhận được lời mời từ Lucio Dalla, nhà soạn nhạc đã tạo nên "In Memory of Caruso", đã thực hiện rất nhiều bài hát trong các buổi hòa nhạc như "San Remo in Moscow" cũng được tổ chức tại điện Kremli. Lucio Dalla rất thích giọng hát của Vitas. Sau đó nhà soạn nhạc này đã mời Vitas đến Rome.
Tháng 11/2003, Vitas có buổi solo thứ hai với "The Songs of my mother" tại buổi hòa nhạc mang tên "Russia". Hai album "The Songs of my mother" và "Mama" đã được phát hành và được mọi người yêu thích. Vitas còn có rất nhiều buổi biểu diễn tại Nga, Australia, U.S., Canada, Israel, Đức, Kazakhstan, Lithuania, Latvia, Estonia, Georgia, Tajikistan, Ukraine, Belarus trong năm 2003.
Ngày 8/10/2004 anh phát hành album mang tên "A kiss as long as Etemity", album này đã bán được hơn 2 triệu bản và lọt vào top những CD được yêu thích nhất.
Vào tháng 8/2005, Sergey Nickolaevich Poudovkin - đại diện của Vitas đã kí hợp đồng với một công ty của Đài Loan có tên Avant Garden để thực hiện việc phát hành album của Vitas tại Đài Loan vào tháng 9 năm 2005. Sau đó Vitas trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng và được yêu thích ở Nga.
Vào tháng 6/2006, Vitas nhận được lời mời của CCTV tham dự chương trình "The Year of Russia in China" tại Bắc Kinh. Vitas đã trình bày hai bài hát là "Opera#2" và "Star" trong chương trình biểu diễn đặc biệt ấy. Nếu như Opera #2 thể hiện sự tan vỡ của một tâm hồn cô độc - thì ca khúc The Star lại cho ta thấy cả một cuộc hành trình dài với đôi mắt sâu đi tìm chính mình trong những ước mơ.
Có rất nhiều bài hát mới của Vitas đã được đón nhận nồng nhiệt và được yêu thích như : Crame's Crying, Shores of Russia, I ask all Saints, The little Prince, I repeat your name và rất nhiều các bài hát khác.
Ngoài khả năng ca hát, tự hòa âm phối khí Vitas còn thể hiện khả năng của mình trên nhiều lĩnh vực khác như thời trang. Anh đã giới thiệu và ra mắt một bộ thiết kế Autumn Dreams - "Những giấc mơ thu" tại Điện Kremlin vào tháng 9/2002. Show gồm có 42 kiểu thiết kế trang phục dành cho phái nữ và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Mới đây anh đã nhận lời tham gia bộ phim Hoa Mộc Lan chuyển thể từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Walt Disney v.v...

(Source: Nước Nga trong tôi/ VietNews.RU)
(Được sưu tầm bởi
Anna - một người bạn trên Yume)

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

First Touch

 Nguồn: Internet

Sáng chạy bộ sớm, nghe Yanni. Chợt bỗng sững lại. Nhẹ nhàng, thánh thót nhả từng nốt. Ngước lên, tán cây xanh rờn, trời cao, trong xanh. Lòng bỗng bình lặng. Chợt hiểu. Cuộc sống là thế. Ước mơ đôi khi cũng chỉ là ước mơ. Khi đạt được thì nó chẳng còn là ước mơ nữa. Có những ước mơ đã chạm tới nhưng rồi vẫn không có nó và nó vẫn chỉ là ước mơ. Liệu cuộc sống có còn thi vị khi mọi ước mơ đều thành hiện thực. Khi không đạt được ước mơ không có nghĩa là mình kém cỏi, nhỏ nhoi, có thể bởi nó chưa tới, cũng có thể ước mơ đó quá viển vông, quá xa vời. Trong cuộc sống có thể những điều rất đỗi quen thân, gần gũi, bình dị với tôi lại là mơ ước của bạn và ngược lại. Bằng lòng với những gì mình có và hãy cứ để những ước mơ nâng mình bay bổng. Đó là thông điệp mà mình đã cảm nhận được khi nghe First Touch của Yanni sáng nay.

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Medwyn Goodall - Cây đại thụ của nền âm nhạc Newage

Chào các bạn, có lần mình đã giới thiệu với các bạn những gương mặt trong thế giới nhạc New Age như Chris Spheeis, Secret Garden, Hilary Stagg... nhưng chưa lần nào nói về Medwyn Goodall. Mặt dù nếu xét cho cùng thì chính ông mới là một trong những cây đại thụ đầu tiên của New Age. Nói như vậy ko ngoa chút nào bởi với hơn 30 Album từ xưa đến nay ở tất cả các dòng, những nghệ danh sau này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ông. Mặt khác trang web http://www.mgmusic.ltd.uk/ MG Music là một hãng rất lớn trong thế giới New Age đi đầu và xuất hiện đầu tiên cùng Medwyn. Vậy tại sao đến bây giờ nó mới được giới thiệu trên TCAN? Bởi 1 lý do rất đơn giản: tôi sợ viết về nó. Mọi việc sẽ dễ hiểu khi tôi kể với các bạn câu chuyện rằng ở TP HCM có rất nhiều cụ đều trên 30 cho đến đứng tuổi rồi mà tôi bắt gặp và có dịp trò chuyện trong các cửa hàng. Các chú chuyên sưu tầm đĩa của Medwyn. Ấy, ko phải đĩa thường, các cụ ko nghe đĩa copy đâu, mà là phải lùng cho được đĩa gốc mang về nghe cùng với giàn Kenwood xịn tậu ở nhà.




Điểm đặc biệt như bản nhạc các bạn đang nghe, nó hay ở tiếng Bass, giai điệu tuy có phần lặp đi lặp lại, thế nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau nó được phối theo 1 cách khác với 1 dụng cụ âm thanh khác. Điều đó tạo hiệu ứng dẫn truyền và nâng người nghe đến 1 cảm giác phấn khích cao độ lúc nào không hay biết. Cảm giác của tôi dường như, giống khi nghe 1 bài Trance mà trong mỗi 1 đoạn cụ thể tôi thường phải tập trung tách ra và chỉ nghe 1 loại tiếng duy nhất trong cái mớ hỗn độn đó, để rồi nhận ra rằng nó solo, nó dồn dập tạo nên và thể hiện cái cá tính của riêng nó. Nó hòa trộn để rồi đỉnh điểm.


Quay trở lại với lý do vừa nêu ra, nếu Medwyn được giới thiệu trên TCAN chỉ bằng những bản mp3 thì thật là thất kính. Vở lẽ người nào đấy ko cảm đủ cái hay trong âm nhạc của ông lại phán cho 1 câu xanh rờn. Cảm giác khi mình tôn và quý trọng một vật gì đó bị người ta ko hiểu hoặc xem thường. thật ko hay.







Nhạc của Medwyn trải dài rất sâu và rộng, vận dụng đến hàng chục loại nhạc cụ khác nhau đến cả tiếng tre trúc tiếng sáo mà nếu kể tên ra cũng ko biết là nhạc cụ gì? (Panpipes, Sicu, Bamboo flutes, Charango, Spanish Guitar, Marimbas). Ông làm tất cả 1 mình trong phòng studio riêng ấy. Các sáng tác thông thường là thuộc dòng Meditation khi hòa trộn nhiều âm thanh thiên nhiên dẫn người nghe đến cảm giác thư giãn thanh thản hoàn toàn, hoặc là dòng Ethnic Fusion khi mượn âm hưởng của các dân tộc trên thế giới từ Inca, Tibet, Maya Nam Mỹ, India đến Celtic New Age. Nhiều nhiều lắm các bạn. Secret Garden chỉ là 1 ban nhạc thuộc dòng Celtic sau này mà thôi. Mà bây giờ các bạn trẻ thường biết đến Secret Garden nhiều hơn qua nhạc nền phim ảnh.. Việt Nam.


Bản nhạc dưới đây nó được trích từ Album nổi tiếng rất thành công Medicine Woman bên cạnh các Album được yêu thích khác như Druid (với chất ancient, một thế giới huyền bí với ma thuật và huyền thoại), Way of the Dolphin (chìm đắm với thế giới thiên qua tiếng Guitar điện tử và keyboard), Great Spirit (để cảm cái khác lạ những dòng máu Indians người da đỏ), Rhythm of the Ancients (Medicine Woman styled album với nền văn hóa Maya)... Nếu may mắn các bạn có thể tìm được tại 1 số tiệm đĩa của HCM một tiệm trên đường Võ Văn Tần và Cao Thắng. Tuy nhiên nó chỉ là đĩa copy còn đĩa gốc dường như là 1 món đồ trở nên quá đắt tiền với bọn mình.


+ Invocation Part 3 - Medicine Woman




@ ONLY by tapchiamnhac.net written by Hoàng Trí

Collected by Samseriffa

The very best of | Enya


Date back to những năm 80, khi mà một dòng nhạc sử dụng những nhạc cụ cổ điển để thể hiện những cảm xúc rất mới, mạnh dạn thể hiện những cảm xúc bên trong người nghệ sĩ trên một chất nhạc mà trước kia chỉ dùng cho dòng âm nhạc mô phạm của Đức - Áo - Italia ngày trước. Chính vì đặc điểm đó mà nó mang cái tên là tên New Age. Cho đến ngày hôm nay thì thời gian đó đã kéo dài được gần 30 năm và đối với tâm thức của tớ thì cái tên New Age dường như có vẻ đã không còn hợp thời nữa, nhưng mà cũng khó để có thể tìm một cái tên khác thay thế cho nó được.

Instrumental thì quá đơn giản, hòa tấu thì lại là một từ tớ không thích (thực ra là rất ghét) vì cách nói của nó nặng về kĩ thuật khi miêu tả việc các nhạc cụ được chơi cùng nhau một lúc, một từ khác thể hiện cảm quan về âm thanh khi diễn tả việc các lớp âm thanh tác động một cách tinh tế vào đôi tai là giao hưởng thì hình như hơi dễ bị nhầm lẫn với một thế hệ trước của Bach với Mozart Thế nên hiện tại tớ trải nghiệm dòng nhạc này như một thứ mà mình mà hiểu được tư tưởng của nó nhưng lại không thể gọi tên.
The very best of Enya album


Từ trước đến giờ, tớ vẫn cho rằng khi một người tạm chia tay với thứ nhạc nặng về lyric để bắt đầu tìm tới new age thì đó cũng là lúc họ bắt đầu hiểu được cách thể hiện tình cảm cô đọng và tinh tế bằng âm nhạc chứ không cần đến một thứ quá phô trương và lộ liễu như ngôn từ Nếu nói sơ qua về Enya thì ai cũng biết chị đấy là top one artist của Ireland và là một trong những tên tuổi mà mới nghe new age ai cũng nên chú ý, bên cạnh những đại gia khác như Kitaro, Secret Garden hay Yanni.



Trước kia từ dạo còn hay lang thang blog này forum nọ tớ có viết vài bài về Kitaro với Yanni nhưng mà bây giờ chúng nó sập hết rồi nên cũng chẳng biết lấy lại ở đâu nữa Tuy nhiên hôm nay tớ sẽ chỉ tập trung nói về Enya Trong số bốn vị kinh điển kia thì Enya là người có ít tác phẩm kiệt xuất nổi bật lên hẳn so với những sáng tác khác của mình nhưng nhạc của Enya lại là sự pha trộn đồng đều giữa một cảm nhận tinh tế về thiên nhiên được lấy từ tình yêu với âm nhạc và những cảm xúc thăng hoa rất hòa đồng với yếu tố thứ nhất. Nếu là về cảm xúc thăng hoa một cách đơn thuần trong âm nhạc, không có nhiều tình cảm khác như tình yêu làm tư tưởng chủ đạo, chỉ đơn giản là đam mê và thăng hoa trong sự phong phú của giai điệu thì tớ có đặt riêng một playlist trong iTunes nhưng mà trong đó chắc chắn sẽ không thể có Enya.


Trong số khoảng chục album đơn lẻ và vài cái compilation sau hơn chục năm sáng tác của Enya tớ chỉ giữ lại ba bản chính để nghe đi nghe lại là Orinoco Flow, Caribbean Blue và Anywhere is. Mỗi tác phẩm đều gắn liền với một trải nghiệm độc đáo rất riêng về thiên nhiên. Gần đây khi nghe lại ba track đó tớ đã ngạc nhiên vì tại sao trong một bài hát lại có thể có nhiều thứ tổng hợp lại đến thế nó gần như là đơn giản hơn nhiều so với những thứ mình hay nghe với độ phức tạp được đánh giá bằng kĩ thuật guitar tứa máu, tư tưởng vặn xoắn bệnh hoạn và độ quại khi nghe nhạc Trong làng metal có rất nhiều band sử dụng ambient như một yếu tố để làm tăng độ phong phú và atmospheric cho âm thanh thì Enya lại dùng âm thanh để thể hiện sự atmospheric từ những ambient của thiên nhiên, điển hình là trong ba track này thì khả năng đó càng bộc lộ rõ. Viết đến đây thì người tớ đã lại bắt đầu ngấm chính xác là đã bắt đầu phê để viết tiếp.


The very best of Enya (2009)

1. Trains and Winter Rains | 2. My My Time Flies

3. Stars and Midnight Blue | 4. Amarantine

5. Sumiregusa | 6. The River Sings

7. If I Could Be Where You Are | 8. Wild Child

9. Only Time | 10. Drifting

11. Flora's Secret | 12. Fallen Embers

13. One By One | 14. Pax Deorum

15. Athair ar Neamh | 16. Anywhere Is

17. Orinoco Flow | 18. Watermark

19. Boadicea | 20. May It Be

21. Caribbean Blue | 22. Aniron

DL




Đi ngược lại một chút để bắt đầu từ track thứ ba là Anywhere Is. Không hiểu tình cờ như thế nào mà ngày trước tớ lại nghe được track này của Enya rồi từ đó bắt đầu kết nó đến nổ cả đĩa Khi cho bạn bè nghe thử bài này, đứa nào cũng kêu là rất quen và thể nào cũng phải nghe thấy bài này trong một phim Pháp nào đó từ lâu rồi. Bản thân mình thì không quan tâm lắm đến việc nó nằm ở phim nào ngoài việc là hiện tại mình vẫn đang phê vì nó, thế nên anything else is merely vô nghĩa.

Anywhere Is đối với tớ là một trải nghiệm rất xanh và rất nhiều gió. Bản thân giai điệu trong bài hát đã đem tới một cảm giác nền rất khó tả nhưng khi để ý nghe từng lời một trong bài hát thì còn thấy nó phê hơn rất nhiều. Một loạt những hình ảnh trong bài hát đem tới một cảm xúc bất tận với những trải nghiệm đi từ những bất ngờ này tớ những bất ngờ khác đúng với tâm trạng được chìm đắm trong vẻ đẹp về một thiên nhiên bất tận. Tớ sẽ không spoil nó ra đâu nên mọi người hãy cứ tự cảm nhận nó đã, lúc đấy cảm xúc sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Sở dĩ ở trên tớ đã nói là cảm nhận về bài này của mình là rất xanh bởi vì nếu không để ý đến lyric thì những giai điệu chính trong bài hát giống như cảm giác của một thiếu nữ thả hồn trên từng bước chạy của mình giữa một mê cung bằng cây cối vậy, rồi đến khi từng vạch trên sóng nhạc trỗi lên ở những đoạn cao trào như cảm giác trần đấy niềm vui chạy lên từng bậc thang cao vút thì thật là tuyệt

Đoạn cuối của Anywhere Is được nổi bật hoàn toàn lên trong một cảm giác nghỉ ngơi rất là nhẹ nhõm. Mê cung trong bài hát không phải là thứ để giới hạn con người lại mà nó chỉ càng giúp chúng ta chú ý đến một góc nhìn ở cao hơn khi nhìn lên bầu trời đang dần chuyển sang hoàng hôn với những con gió cuối ngày mang theo sự thanh khiết, dịu dàng nhưng lại ấm áp, vuốt ve khuôn mặt. Nếu căng tai ra nghe, mọi người sẽ để ý được một lớp tiếng ù ù ở dưới ba lớp âm thanh chính của bài là vocal, tiếng key và tiếng của bộ string. Đó chính là thứ mà tớ nói là dùng âm thanh để tái hiện lại cảm giác nhẹ nhàng của gió đấy Chẳng cần tốn tiền làm clip hoành tráng thì bản thân nhạc của Enya đã chứa đựng quá nhiêu hình ảnh trong nó rồi.




Tớ không có nhiều từ để diễn tả về Orinoco Flow ngoại trừ những âm thanh được lấy cảm hứng từ sự thanh khiết, réo rắt trong vũ điệu của nước được biến hóa trong cách mà bộ gõ làm các nốt nhạc vỡ ra trong không gian. Thật sự thì tất cả cảm xúc về nước của tớ trong nhạc của Enya được cô đọng lại và tan ra trong Caribbean Blue.



Cách mở đầu của track này là một thủ pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, nó phá tan không gian thực bằng một âm thanh lan trong không gian giống như khi lao mình xuống dòng nước của đại dương. Tiếp ngay sau đó là những âm thanh đầu tiên mô tả cho những âm thanh của biển, không phải những con sóng vỗ ầm ầm bên trên mà là sự dịu dàng thực sự ẩn sâu trong làn nước. Từng nhịp đập hối hả dịu dàng bắt đầu giao động liên tục giống như một cuộc sống dưới đáy biển sâu với vô vàn những thứ nhỏ nhoi trong một tổng thế vĩ đại

Đôi khi tớ không phân biệt được những cảm xúc ở phần cuối của bài hát, không biết đó là vẻ đẹp của một Caribbean xanh thẳm dưới ánh nắng và cát vàng cùng những cơn gió cuốn đi trên biển, để lại một góc nhìn tuyệt đẹp từ trên cao hay là cảm giác ở trong làn nước, ngước mắt lên thán phục trước vẻ đẹp của từng tia nắng biến dạng khi xuyên qua sóng biển. Đôi khi thời gian và âm thanh như mờ đi dưới tác động của từng đợt sóng ngầm đôi khi lòng người cảm thấy mình không còn tồn tại nữa.


Collected from:
http://vilde.tumblr.com/post/95466062/enya


Discography of Enya


Collected by Samseriffa

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Celtic and The Celtic Woman

Celtic - âm nhạc đặc trưng của những núi đồi, thảo nguyên Ireland đã từ lâu trở nên quen thuộc với người nghe Việt Nam qua những cái tên như Enya, Loreena MacKennitt, The Clanad hay xa hơn một chút là Mary Black, Frances Black... Nếu chưa hình dung được thế nào là Celtic, hãy xem Lord Of The Rings phần 1, bản May It Be (do Enya thể hiện) thực sự là một trong những ca khúc kinh điển và tiêu biểu nhất cho dòng nhạc thần tiên này. Celtic được nhận thức một cách đơn giản nhất là âm nhạc dân gian Ireland. Celtic dễ nghe, dễ thưởng thức nhưng không hề dễ quên, ngược lại, nó luôn để lại trong lòng người nghe những ấn tượng sâu đậm khó phai.
Celtic Woman
là tên một nhóm 5 cô gái xinh đẹp Chloe AgnewOrla Fallon, Lisa Kelly, Méav Ní Mhaolchatha và Máiréad Nesbitt, cùng nhà soạn nhạc xuất sắc David Downes.
Các chương trình và album của Celtic Woman, đặc biệt là A New Journey đã mang lại những trải nghiệm cực kỳ mới mẻ, thay đổi hoàn toàn diện mạo của dòng nhạc này và làm rung động ngay cả những con tim ít cảm xúc nhất. Những ai vốn chỉ biết Celtic qua Enya hay Loreena McKennitt chắc chắn sẽ cực kỳ bất ngờ khi thưởng thức A New Journey - một chặng đường mới. Trên nền nhạc đệm của một dàn bán cổ điển và các nhạc cụ dân gian Ireland, Scotland, 5 giọng ca soprano đã trình bày những ca khúc đỉnh cao, đưa người nghe đi qua rất nhiều cung bậc tình cảm và không ít lần thăng hoa cùng các nghệ sĩ. Có nghe (và tốt nhất là cả xem) A New Journey rồi mới hiểu, mới cảm nhận được sức mạnh vô biên của âm nhạc.
So với Enya, Loreena McKennitt hay Mary Black, Celtic Woman chơi một thứ Celtic hoành tráng hơn, tưng bừng hơn nhưng không vì thế mà mất đi bản sắc vốn có. Bản Orinoco Flow từ nhiều năm qua đã gắn liền với Enya, nhưng trong A New Journey, các cô gái xinh đẹp đã thể hiện lại nó theo kiểu tươi mới hơn, ít huyền bí nhưng lại thừa rộn ràng với phần nhạc đệm và hát bè cực kỳ độc đáo. So với đàn chị thì quả là không kém cạnh chút nào. không chỉ chơi nhạc Celtic truyền thống, David Downes và các ca sĩ xinh đẹp còn tái hiện lại nhiều ca khúc và bản nhạc kinh điển khác theo đúng phong cách Celtic, mang lại những trải nghiệm mới lạ cho người thưởng thức.
Chloe, Orla, Méav, Lisa hay Máiréad tuy chưa phải những cái tên nổi tiếng nhưng chất giọng cũng như phong cách biểu diễn, khả năng xử lý ca khúc thì đủ để làm cho những Sarah Brightman, Enya, Sissel, Charlotte Church... phải giật mình.
Chloe Agner tuy còn trẻ nhưng đã hát rất thành công bản The Prayer (nổi tiếng qua phần trình bày của Celine Dion và Andrea Bocelli) còn Hayley Westenra thực sự thuyết phục khi tái hiện xuất sắc ca khúc kinh điển Scarborough Fair và trích đoạn Lascia Ch'io Pianga trong vở opera Rinaldo của G.F.Handel.
Lisa Kelly, ngoài khuôn mặt xinh đẹp, cô còn để lại ấn tượng sâu sắc với các ca khúc Caledonia, The BlessingThe Voice.
Trong khi đó, Méav đã thể hiện đẳng cấp của một ngôi sao lớn qua bản nhạc dân gian Dúlaman (với hai chiếc trống truyền thống rất độc đáo của người Ireland).
Từ một làng nhỏ ở vùng Đông Bắc Ireland, Orla Fallon đã đến với Celtic Woman cùng tài chơi đàn thụ cầm và giọng hát đậm đà chất Celtic nhất (cùng với Méav), Orla đã chinh phục người nghe qua các bản nhạc như Newgrange, Carrickfergus...
Riêng Máiréad, nghe tiếng đàn violon của cô là không đủ, phải xem cô biểu diễn mới thấy hết sự độc đáo. Nhảy múa say sưa như vậy nhưng tiếng đàn vẫn uyển chuyển, vẫn đáng yêu và tràn ngập sự quyến rũ.
Thưởng thức A New Journey, người nghe còn gặp lại các ca khúc kinh điển như Over The Rainbow, Beyond The Sea hay You Raise Me Up. Những Sing Out!, Mo Ghile MearSpanish Lady hết sức tưng bừng rộn ràng và đã phô diễn được hết vẻ lộng lẫy của một buổi trình diễn được xếp vào dạng không bao giờ quên với các fan của dòng nhạc thần tiên này.

Tracklist:

1. The Sky and the Dawn and the Sun
2. The Prayer
3. Newgrange
4. Over The Rainbow
5. Granuaile's Dance
6. The Blessing
7. Dúlaman
8. Beyond The Sea
9. The Last Rose of Summer
10. Caledonia
11. Laschia Ch'io Pianga
12. Carrickfergus
13. Vivaldi's Rain
14. The Voice
15. Scarborough Fair
16. Mo Ghile Mear
17. Sing Out!
18. Shenandoah - The Pacific Slope (Live from Slane Castle)
19. At The Céili (Live from Slane Castle)
20. Spanish Lady (Live from Slane Castle)

Celtic Woman: Chloe Agnew, Orla Fallon, Hayley Westenra, Meav Ni Mhaolchatha, Lisa Kelly (vocals); Mairead Nesbitt (fiddle).






Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Yann Tiersen - Tabarly soundtrack (2008 )


Download lossless here

01. Tabarly
02. Naval
03. II
04. Au Dessous Du Volcan
05. IV
06. La Longue Route
07. 1976
08. Yello
09. Point Zero
10. La Corde
11. 8 mm
12. Point Mort
13. Derniere
14. Atlantique Nord
15. Eire

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Jackie Evancho

Jackie Evancho, 10 tuổi, đến từ Pittsburg, bang Pennsylvania, Mỹ, đã làm cho ban giám khảo cũng như toàn bộ khán giả theo dõi chương trình truyền hình "Tìm kiếm tài năng của nước Mỹ "- America's Got Talent - mùa thứ năm - ngạc nhiên với chất giọng soprano (giọng nữ cao) chuyên nghiệp khi thể hiện ca khúc opera O Mio Babbino Caro của Giacomo Puccini trích trong vở nhạc kịch Gianni Schicchi vào đêm 10/8 và đêm 1/9 Jackie Evancho tiếp tục chinh phục khán giả và ban giám khảo khi thể hiện ca khúc nổi tiếng Time To Say Goodbye của hai nghệ sĩ opera danh tiếng Andrea Bocelli và Sarah Brightman.
Ở tuổi lên 10, không ai nghĩ Jackie có thể sở hữu một giọng ca soprano tuyệt vời đến thế. Nữ giám khảo Sharon Osborne đã phải thốt lên: “Những gì tôi vừa nghe có phải là thật không?”
Vị giám khảo Howie Mandel , không kìm được xúc động trước giọng hát của Evancho, nói “Chúng tôi đã tìm được khoảnh khắc ấy, đã tìm được viên ngọc quý giá ấy … đó chính là thời khắc của cháu, và cháu nhất định sẽ là một ngôi sao!”
Giám khảo Piers Morgan gọi đó là “Một trong những màn trình diễn phi thường nhất.” mà ông từng được xem: “Ngày mai, cả nước Mỹ sẽ phát cuồng lên vì một
cô bé nhỏ nhắn nhưng sở hữu giọng ca của một thiên thần.”
Cô bé có niềm đam mê ca hát sau khi xem xong bộ phim Phantom of the Opera và bắt đầu luyện hát mỗi ngày từ khi mới 7 tuổi. Cô bé còn có thể chơi đượ
c cả violin và piano. Jackie còn được ví như là phiên bản nhí của những diva đương đại như Hayley Westenra và Sarah Brightman. Năm lên 9, cô bé đã phát hành album đầu tay của mình mang tên Prelude to a dream và đã chính thức ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness thế giới ở hạng mục: ca sĩ trẻ nhất hát Opera.

(Sưu tầm & biên soạn)
O Mio Babbino Caro

Time To Say Goodbye

Time To Say Goodbye by Andrea Bocelli và Sarah Brightman

O Mio Babbino Caro by Andre Rieu & Carmen Monarcha

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

THE ROSE

Ca khúc: THE ROSE

Thể hiện: Westlife
*****
Những khúc tình ca của Westlife từ “If I let you go”, “My love”, “Queen of my heart” cho tới “You raise me up” – mang một phong cách đặc trưng: bay bổng, lãng mạn với giai điệu tình cảm trong sáng, ngọt ngào.
“The rose” là một trong số đó.

Some say love it is a river
that drowns the tender reed
Some say love it is a razor
that leaves your soul to bleed

Some say love it is a hunger
an endless aching need
I say love it is a flower
and you it's only seed

It's the heart afraid of breaking
that never learns to dance
It's the dream afraid of waking
that never takes the chance


It's the one who won't be taken
who cannot seem to give
and the soul afraid of dying
that never learns to live

When the night has been too lonely
and the road has been too long
and you think that love is only
for the lucky and the strong

Just remember in the winter
far beneath the bitter snows
lies the seed
that with the sun's love
in the spring becomes the rose.

Có người nói rằng, tình yêu giống như dòng sông, chảy trôi mải miết tháng ngày cuốn trôi theo những cỏ cây, lau sậy. Có người lại ví tình yêu sắc lạnh như lưỡi dao, có thể làm tâm hồn em rỉ máu...

Lặng đi một chút, qua giọng ca ấm áp, định nghĩa về tình yêu được thốt lên một cách giản dị!
Với anh, tình yêu là một bông hoa, và em là hạt giống duy nhất của bông hoa đó.
Giọng ca mượt mà kết hợp với những âm thanh piano len lỏi vào tâm tư, như nói hộ tiếng lòng.
Khi một trái tim sợ tan vỡ, thì trái tim đó sẽ không bao giờ dám bước đi
Khi một giấc mơ sợ khi tỉnh giấc sẽ làm tan biến đi tất cả
Thì giấc mơ đó không bao giờ có được một cơ hội thực hiện
Một người rụt rè thì người đó sẽ không bao giờ dám bước về phía trước,
Và khi một linh hồn sợ cái chết, thì linh hồn đó không bao giờ học được cách sống…
Trong cuộc sống, đôi khi phải đối mặt với những khoảng không trống trải, những khó khăn, khổ đau, ta lẩn tránh, chạy trốn, hy vọng tìm thấy nơi che chở. Liệu khi ngồi trong cái góc trốn mong manh đó, ta có biết được điều gì sẽ xảy ra? Có thể là thành công hay thất bại, là hạnh phúc hay khổ đau.
When the night has been too lonely
And the road has been too long
And you think that love is only
For the lucky and the strong
Đôi khi, chỉ vì sợ hãi và thiếu niềm tin, ta không dám mở lòng đón nhận món quà mà tình yêu ban tặng. Để lúc nào đó ta lặng yên mặc cho những suy nghĩ bất chợt bay bổng để rồi nhận ra những điều bấy lâu nay ta mải miết kiếm tìm mà chưa thấy được:
Just remember in the winter
Far beneath the bitter snows
Lies the seed that with the sun’s love
In the spring becomes the rose
Dưới mặt đất lạnh cứng của mùa đông, những hạt giống nhỏ dù bị lớp tuyết dày phủ kín vẫn nuôi dưỡng khát khao được vươn lên. Chúng tin rằng, khi mùa xuân đến, tuyết tan ra, chúng sẽ đón những tia nắng mặt trời để vươn mình biến thành những bông hồng.
Âm nhạc
Westlife là như thế, với những lời ca đầy cảm xúc, giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, luôn đem lại những giây phút yên bình cho chúng ta.
(Sưu tầm & biên soạn)

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Ludwig Van Beethoven

Nếu như Mozart là người có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ âm nhạc cổ điển thì Beethoven chính là tượng đài lớn nhất trong giai đoạn giao thời giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc lãng mạn. Ông chính là người đặt nền móng cho những gì gọi là bắt đầu của một thời kỳ âm nhạc mới. Thời kỳ âm nhạc lãng mạn - thời kỳ hậu Mozart. Và kể từ đó về sau những nhạc sỹ hay khán thính giả say mê với những điệu classic luôn coi ông là một trong những người xuất sắc và có tác động lớn nhất đến cảm xúc âm nhạc của họ.
Beethoven tên đầy đủ là Ludwig Van Beethoven, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng Tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn. Mẹ của Beethoven là bà Maria Magdalena Keverich. Ludwig van Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Ông sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770 và mang tên của ông nội.
Kỷ niệm thời ấu thơ của Beethoven là không bình yên và cũng không hề dễ dàng. Cha ông là người nghiện ruợu nặng còn mẹ lại luôn đau ốm. Ông có 6 anh chị em nhưng chỉ 2 trong số này sống sót. Ngay từ nhỏ mối quan hệ của ông và cha đã rất căng thẳng.
Vốn là 1 người ngưỡng mộ tài năng của Mozart, ông Johan van Beethoven đã sớm hướng cho cậu con trai đầu lòng theo sự nghiệp âm nhạc. Nhưng chính sự quá nghiêm khắc có phần cay nghiệt đã khiến ông không thành công trong việc đưa Ludwig Van Beethoven trở thành một thần đồng âm nhạc như Mozart (Ông thường xuyên dựng Beethoven dạy vào nửa đêm để học chơi Dương cầm...) Và khi tròn 11 tuổi cũng là lúc Beethoven nghỉ học để toàn tâm toàn ý tập trung cho âm nhạc theo quyết định của cha.
Nhưng cũng thật may mắn cho Beethoven khi những đồng nghiệp của cha ông đã đã phát hiện ra tài năng thiên phú và khuyến khích ông Johan cho phép Beethoven theo học những thầy dạy nhạc khác: Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm). Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.

Năm 1787, với hành trang là 17 năm tuổi đời, 11 năm tuổi nghề và tờ giấy giới thiệu của tuyển hầu tước Maximilian Franz - em trai út của hoàng đế Joseph 2, Beethoven khăn gói tới kinh đô âm nhạc của châu Âu thời bấy giờ - thủ đô Vienne của Áo với mong muốn được theo học thần tượng thủa thiếu thời – Mozart. Nhưng niềm hy vọng của chàng trai trẻ bỗng vụt mất vì những lý do cả khách quan lẫn chủ quan: Mozart quá bận bịu, không có thời gian dành cho Beethoven hơn nữa cũng trong giai đoạn đó mẹ ông ốm nặng và ông phải nhanh chóng quay về Bonn. Không lâu sau khi ông trở lại Bonn thì mẹ ông cũng qua đời.
Năm 1792, khi mới 22 tuổi sau khi cha ông qua đời, Beethoven đã chính thức rời bỏ mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Điểm đến lần này của Beethoven vẫn là Vienne. Lúc bấy giờ ước mơ được theo học Mozart của ông cũng bất thành bởi nhà sọan nhạc vĩ đại này đã qua đời trong lặng lẽ. Nhưng với khả năng thiên tài về âm nhạc Beethoven đã nhanh chóng được Joseph Haydn nhận là học trò đồng thời ông cũng nhận được sự đỡ đầu của những thế lực vương giả bậc nhất của Vienne thời bấy giờ như: nam tước Van Swieten hay nữ vương hầu Lichnowski. Trong những năm tiếp sau, tài năng của Beethoven ngày càng nở rộ và mọi người từng bước công nhận ông là một tượng đài thực sự của âm nhạc Vienne. Tuy nhiên dòng đời không bằng phẳng vẫn luôn đeo đuổi ông. Beethoven liên tục phải chịu sự hành hạ về thể xác. Vào khoảng năm 30 tuổi ông bị điếc hoàn toàn và từ đó ông không thể trình diễn cũng như chỉ huy dàn nhạc nữa. Nhưng một tâm hồn sinh ra để dành và cống hiến cho âm nhạc như ông không dễ đầu hành số phận. Không thể trình diễn nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác. Những công việc tưởng như không thê vói một người không có được khả năng thính giác. Bản giao hưởng số 5 - Định mệnh chính là cô trào của tài năng Beethoven. Một tài năng vượt trên số phận. Có lẽ chính những cay đắng, trầm tư và khúc khuỷu của cuộc đời mới giúp ông thể hiện được phần hồn còn lại vào âm nhạc một cách thành công đến vậy.
Cuộc sống ngày một trôi đi và không hề đơn giản. Beethoven qua đời ngày 26 tháng 3 năm 1827 ở tuổi 57 để lại cả 1 gia tài đồ sộ các tác phẩm. Mỗi tác phẩm của ông chính là giai điệu về cuộc sống, lời tự sự của sự từng trải, sự khổ đau và cả những thăng trầm.
Hãy nghe và cảm nhận về số phận về những gì thuộc về ngày hôm nay. Hãy nghe để nhớ về những gì đã qua, để lấy niềm tin cho một tương lai xa hơn....


Bản nhạc tiêu biểu

Symphony no.9 (hay còn gọi là Bản Giao Hưởng Niềm vui)- trích từ phim "Copying Beethoven"


Fur Elise- ValentinaLisitsa

[Bản Bagatelle n° 4, WoO 59, "Für Elise" hay còn được biết đến với cái tên "Thư gửi Elise" là nhạc phẩm soạn cho đàn Piano ở giọng La thứ. "Für Elise" đã được thiên tài âm nhạc người Đức Beethoven sáng tác vào khoảng những năm 1810.
Một tác phẩm lãng mạn và mang đậm phong vị âm nhạc của ông. Sự sắc sảo trong cấu trúc AABACA kết hợp nhuần nhuyễn với tài năng của Beethoven dần mở ra trong lòng người nghe những nét rất riêng của một tâm hồn nhạy cảm và giàu tình yêu thương. Âm điệu của tình yêu như hiện hữu đâu đó...]
[Sưu tầm- có chỉnh sửa]

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Johannes Linstead

Johannes
"Thèm giai điệu ấm áp của những bản flamengo lúc này, thèm nghe tiếng ghitar sâu lắng… Thèm được phóng bạt mạng trên 1 con đường không bóng người nhưng lại cần sự nồng nàn để nới lỏng tay ga… và chút nắng ấm cho tiết trời cuối thu thêm trọn vẹn."


Chỉ là khoảnh khắc muốn suy nghĩ lung tung! Mọi chuyện rồi sẽ qua, sẽ tốt hơn và mình vẫn là mình! Chắc chắn là như thế! Đang chìm đắm trong điệu flamengo... da diết, day dứt quá... nhưng cảm giác thanh thản và niềm tin vẫn còn đâu đó quanh đây! Ai đó, cùng nghe với tôi! - (Trích dẫn ice_cube)




Estrellas Sobre Ella

Bóng bẩy, uyển chuyển một cách gợi tình và cuốn hút trong những giai điệu Flamenco là thứ cảm giác mà âm nhạc của Johannes Linstead có thể mang đến cho người nghe trong men say của nó. Riêng đối với tôi bản Estrellas Sobre Ella mang đến những rung động mãi mãi ko bao giờ chấm dứt. Cho dù bạn nghe nó lúc vui, lúc buồn cho đến những khi bạn thực sự đuối. Đuối vì ko thể tiếp tục trên con đường đầy nắng và gió. Mặc kệ mọi thứ và thả mình cùng dòng nhạc Flamenco, như dừng chân giây lát và đắm mình trong ngụm nước mát sảng khoái. Lòng rộn rã và tin hơn vào con đường mình đã chọn.
Có thể bạn đã từng đến với Johannes trong một số album tuyển tập World Music hoặc ở bộ album "Relax on a traffic day" từng được giới thiệu trong diễn đàn. Người nghệ sĩ guitar có thể chơi 7 loại nhạc cụ khác nhau này bao gồm piano, sáo, rum bass và mandolin, còn là một nhà thiền Yoga theo nhiều năm. Anh được đặt cho cái tên Sevara. Trong đó Seva là ngộ đạo và Ra là dấu hiệu về mặt trời theo chòm sao của anh. Là người theo đuổi lí thuyết Yoga theo nhiều năm anh mang theo mình cảm quan về sức mạnh tiềm ẩn thiên nhiên vào trong các sáng tác của mình. Nó còn chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ những vùng đất mà Johannes đã đi qua, từ những vùng Nam Mỹ như Cuba, Mexico, Columbia cho đến Syria, sang tận Nga và Ấn Độ để mang âm hưởng các dân tộc trên thế giới vào các bản nhạc của mình. Dòng nhạc anh theo đuổi đó chính là Ethic Fusion (mang âm hưởng các dân tộc trên thế giới vào New Age)
Trước khi được trao giải "người nghệ sĩ guitar của năm" như ngày hôm nay, cậu bé ngày xưa được tặng một cây guitar vào ngày sinh nhật khi lên 8 tuổi. Sau đó anh tham gia các lớp học cổ điển và chơi jazz trong một ban nhạc thời trung học. Cho dù "Cafe Tropical" được trao giải album hay nhất trên bảng xếp hạng World Music, ca ngợi cũng nhiều, nhưng ko phải bài nào của anh tôi cũng yêu thích. Hôm nay mình tạm lấy ra 4 bài kết nhất trong bộ sưu tập 6 album chia sẻ với các bạn. Nói là sưu tập nhưng cũng xóa gần hết chỉ chừa lại chừng 12 bài thôi. Và với hy vọng bạn cũng chia sẻ âm nhạc bạn nghe với chúng mình trong một ngày gần đây.


[link Tải nhạc. Mật khẩu: tapchiamnhac.net]
. Estrellas Sobre Ella
. Mi Angel
. Echoes Of The Forest I
. A Mi Guitarra
Bài viết @ONLY by tapchiamnhac.net


[...November wind...]
Tháng 11... cuối thu vào đông. Man mác cái trống trải của thu sắp đi nhưng đông chưa đến. Đất trời đâu còn trong veo như hồi tháng 9 mà ra đường là thấy từng đôi quấn quít khiến ai cũng muốn yêu. Còn 11 ư? Là năm cùng tháng tận, là 1 năm sắp đi qua… là lãng mạn, là sinh nhật, là kỷ niệm… là những ngày vui, là những đêm buồn… là đủ thứ như 1 đống linh tinh rối rắm gọi tên là ký ức. Nhưng chắc chắn sẽ không quên!


Written by Hoang Tri & Ice_cube

Collected by

Samseriffa

Francisco Tárrega

Francisco Tárrega, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ guitar nổi tiếng người Tây Ban Nha, sinh ngày 21/11/1852 tại Villarreal, Tây Ban Nha. Lúc còn nhỏ do một lần ngã xuống mương nước nên ông bị giảm thị lực nghiêm trọng. Một phần vì lí do này, gia đình ông chuyển đến Castellon và cho Tarrega theo học âm nhạc nhằm kiếm sống sau này. Cả hai thầy dạy nhạc của ông, Eugeni Ruiz và Manuel Gonzalez, đều bị khiếm thị. Năm 1862, Julian Arcas đã nghe Tarrega đàn và khuyên cậu bé nên đến Barcelona, thủ đô âm nhạc của Tây Ban Nha. Tuy vậy, vì đã đi lang thang kiếm tiền thay vì đi học, cha ông đã buộc ông quay trở về.
Tarrega theo học Nhạc viện Madrid vào năm 1874, với sự giúp đỡ về tiền bạc của Antonio Canesa, một doanh nhân giàu có. Tại đó ông học sáng tác với Emilio Arrieta. Khoảng cuối những năm 1870, ông dạy guitar (Emilio Pujol và Miguel Llobet là những học trò của ông) và biểu diễn đều đặn. Là một thiên tài về guitar, Tarrega được mệnh danh là "Sarasate of the guitar". Sau đó ông đến Barcelona và mất tại đó vào ngày 15/12/1909.
Không chỉ sáng tác, Tarrega còn chuyển soạn nhiều tác phẩm từ các nhạc cụ khác, trong số đó có cả những tác phẩm của Ludwig van Beethoven, Fredéric Chopin hay Felix Mendelssohn. Với những người bạn của mình, như Isaac Albeniz, ông thích sự kết hợp của xu hướng Lãng mạn trong âm nhạc cổ điển với những yếu tố dân ca Tây Ban Nha, và đã chuyển soạn một số tác phẩm piano của Albeniz (mà đặc sắc trong số đó là Asturias (Leyenda) cho guitar. 9 Preludes của Tárrega, theo Angelo Gilardino, là "... suy tưởng âm nhạc sâu sắc nhất của Tarrega trong một hình thức cô đọng nhất."
Tarrega được công nhận là có vai trò quan trọng trong việc phát triển guitar cổ điển ở thế kỉ 20 và khẳng định vị trí của guitar như một nhạc cụ độc tấu. Chính Andres Segovia, sau này cũng đã sử dụng nhiều bài tập kĩ thuật và sáng tác của Tarrega để đưa cây guitar cổ điển vào những thính phòng hòa nhạc châu Âu.
Francisco Tárrega đã đặt nền móng cho guitar cổ điển thế kỉ 20, đã đưa vào guitar cổ điển các kĩ thuật trước đây chưa từng có và vẫn được dùng đến ngày nay, chẳng hạn ông sử dụng cả ngón đeo nhẫn để gảy đàn trong khi trước đó người ta chỉ dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, kĩ thuật reo dây (tremolo) dành cho guitar cổ điển là phát minh của ông: dùng các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn gảy liên tục vào cùng một dây tạo nên cảm giác tiếng đàn ngân nga không dứt, một ví dụ điển hình cho kĩ thuật này chính là Recuedos de la Alhambra lừng danh. Alhambra là tên một quần thể lâu đài và vườn hoa thuộc thành phố Granada miền nam Tây Ban Nha. Đây là vết tích hiếm hoi còn sót lại của thời huy hoàng của văn hoá hồi giáo trên đất Tây Ban Nha, từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 15. Francisco Tarrega sáng tác bài này cuối thế kỷ 19. Tác phẩm này là một trong những sáng tác được biết đến nhiều nhất trong giới hâm mộ nhạc Tây Ban Nha cổ điển.
Francisco Tárrega sáng tác không nhiều, chỉ viết 78 tác phẩm và 120 bản chuyển soạn của các nhạc sĩ như Beethoven, Chopin, Mendelssohn và các nhạc sĩ cùng thời như Albéniz
* Tác phẩm sáng tác tiêu biểu: Recuedos de la Alhambra (Hoài niệm về Alhambra), Capricho Árabe, Danza Mora
* Tác phẩm chuyển soạn tiêu biểu: Asturias (Leyenda) của Isaac Albéniz
* Antonio de Torres trong bộ sưu tập của Shel Urlik.
Tháng 1 năm 1906 ông bị bại liệt nửa người bên phải, không bao giờ ông hồi phục hoàn toàn nhưng vẫn còn tiếp tục lên sân khấu được.
Ông đã hoàn thành tác phẩm cuối cùng Oremus vào 2 tháng 12 năm 1909. Ông mất tại Barcelona 13 ngày sau đó, vào ngày 15 tháng 12 năm 1909, hưởng thọ 57 tuổi.

Recuedos de la Alhambra - Narciso Yepes
Capricho Árabe - Julian Bream

Asturias (Leyenda) - John Williams

(Sưu tầm & biên tập)