Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Berdien Stenberg

         Berdien Stenberg là nghệ sĩ flute người Hà lan (30/7/1957). Berdien Stenberg luôn làm cho thính giả yêu nhạc bất ngờ vì những album mà cô phát hành. Thổi hồn vào cùng tiếng sáo quyến rũ của minh, Berdien Stenberg đã cho ra mắt những album chất lượng. Hôm nay sắp xếp lại số CD đã sưu tầm, thấy lại CD này của Berdien Stenberg. Album này gồm những trích đoạn của các tác phẩm cổ điển được Berdien Stenberg trình bày theo phong cách bán cổ điển nghe rất ấn tượng, có sức lôi cuốn.  Album này là một trong những albums tôi đã sưu tầm được cách đây đã lâu. Album này được hãng Philips phát hành. Rất may Nhacso.net đã "up" toàn bộ CD này. Trân trọng giới thiệu với mọi người.

Thèm nghe giọng cô ấy

Đang xem truyền hình trực tiếp cuộc thi bắn Pháo hoa Quốc tế tại Đà nẵng, chợt thèm được nghe lại giọng hát của cô ấy. Một giọng hát khỏe, trầm, dày kinh khủng và cực kỳ biểu cảm.

Whitney Houston - I Will Always Love You 
(Live Grammy - March 2, 1994)

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Ngày xưa ơi

         Tối qua, trên gác 3 ngồi online, thoáng nghe đâu đấy giai điệu của bài "Ngày xưa ơi" của Tik Tik Tak. Chợt nhớ đến một bài "Hà nội ngày xưa" đã được đăng ở đây cách nay mấy năm. Nghe ca khúc này, đọc "Hà nội ngày xưa" như được thấy lại tuổi thơ của mình ở trong đó hiện về.
         Có lẽ khi đã nhiều tuổi, ký ức tuổi thơ lại tràn về "dữ dội" với nhiều nuối tiếc hơn bao giờ hết.
Sáng tác: Yến Dung
Trình bày: Nhóm Tik-Tak-New

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tham khảo: Nhạc Phương Tây và thuật ngữ 'cổ điển'

         Sưu tầm được bài này đã lâu, nhân vụ "Xanh pho ny năm bờ phai" đưa lên đây mọi người đọc chơi.


         Chúng ta đang sống trong một thời mà chưa bao giờ thính giác con người có thể dễ dàng tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới như ở thời này. Riêng về Nhạc cổ điển Phương Tây, bất cứ người nghe nào, khi đã thâm nhập vào được thế giới của nó, đều nói đến một thứ niềm vui, có khi là một chứng nghiệm kỳ thú dị thường.

Lại..."Re". Symphony No.5 in C minor - Ludwig van Beethoven

Giao hưởng số 5 cung Đô thứ, Opus 67 (Symphony No.5 in C minor), được viết bởi nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven trong thời gian 1804–08. Đây là một trong những bản giao hưởng nổi tiếng và phổ biến của âm nhạc cổ điển. Bản giao hưởng này còn tên gọi khác là bản giao hưởng "định mệnh".
Bản giao hưởng gồm bốn chương:
- Chương I Allegro

- Chương II Andante

- Chương III: Scherzo Allegro

- Chương IV: Allegro


Nguồn: You Tube
Có lẽ người upload "Symphony No.5 in C minor" của Beethoven lên trang ZingMP3 (mà bác HG lấy làm ví dụ) không biết Symphony No.5 như thế nào, nên làm bác cũng bị "lộn"....Sorry!
Giao hưởng như thế mới rụng được "xiêm y" :)
Xem thêm Wikipedia

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Câu chuyện vui của Anhxtanh ...

XIN KỂ CHUYỆN NÀY

     Có một lần trò chuyện, người bạn lớn của Anhxtanh tại viện hàn lâm khoa học Phổ hỏi rằng:
 Albert Einstein năm 1921
- Trong âm nhạc cổ điển, ngài ưa thích những tác giả nào? (điều chúng ta cần biết Anhxtanh là người Do thái còn ông bạn là người Đức).
- Tôi yêu thích Mô za, ... (và một vài tác giả nữa mà HG không nhớ được!).
     Người bạn hỏi tiếp:
- Thế còn L.V.Beethoven?
     Anhxtanh liền đánh trống lảng và nói sang chuyện khác. Khi chuyện gần tàn, người bạn hỏi gặng:
- Âm nhạc của L.V.Beethoven thì sao, thưa ngài!
     Anhxtanh quay lại, nhìn sâu vào đôi mắt bạn, miệng nở nụ cười rạng rỡ và trả lời:
- Tôi không thích!
     Người bạn giương tròn đôi mắt, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao vậy?
     Vẫn nụ cười rạng rỡ ấy và thêm chút hài hước (rất Anhxtanh), Anhxtanh nhẹ nhàng trả lời:
- Âm nhạc của L.V.Beethoven cứ như lột trần trụi con người ra ấy mà!
     Hai ông bạn (Đức & Do thái) ôm choàng lấy nhau và cùng cười vang cả một góc phố thủ đô của Đế quốc Phổ.

     Câu chuyện trên có thể có nhiều "hư cấu" nhưng tôi muốn nói đến sức mạnh "chinh phục" tuyệt vời trong âm nhạc của L.V.Beethoven. Trong chừng mực nào đó, tôi chưa được nghe và cũng chưa hiểu hết được những tác phẩm lớn của Beethoven nhưng ở mức độ "bình dân", tôi cũng cảm nhận được "Sonata Ánh trăng", "Viết cho Elize" ... và thật ngạc nhiên là đúng như nhận xét thiên tài của A.Anhxtanh! Để thêm một minh chứng cho điều ấy, tôi xin gửi tặng các bạn trên G.A.N âm giai bản SYMPHONY số 5 viết ở cung đô thứ của L.V.Beethoven  mà tôi sưu tầm được. Riêng có điều này phải nói nhỏ cùng các bạn: khi nghe nhạc L.V.B mà cảm thấy "xiêm y" rơi rụng lả tả từng lớp, từng lớp... thì đừng có e sợ... vì câu nhận xét của Anhxtanh nói về TÂM HỒN con người!
                      

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Một cõi đi về

Kỷ niệm 12 năm ngày mất của NS Trịnh Công Sơn 
(1/4/2001 -1/4/2013) 


News.zing.vn - Nhân kỷ niệm 12 năm ngày mất Trịnh Công Sơn (1/4/2001 -1/4/2013), cùng điểm lại những điều thú vị nhất xung quanh các ca khúc nổi tiếng của ông. (Đọc tiếp trên News.zing.vn) 

Nhạc Hòa Tấu Trịnh Công Sơn 
- Yoshi Imamura & Liz Kinon




PS: Thu để album ở chế độ autoplay trong 1 ngày để tưởng nhớ đến ông. Hy vọng không làm phiền bạn yêu nhạc.