Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Truyền thuyết Hồ Gươm

Một lần tình cờ xem 1 video clip về Hà nội của một người bạn được đăng trên blog khác. Trong đó phần nhạc nền là một bài hát về Hà nội mà lần đầu tôi được nghe. “Search Google” tìm thấy ngay. Tìm hiểu, được biết là bài “Truyền thuyết hồ Gươm” một sáng tác của Kiến trúc sư Hoàng Phúc Thắng, một nhạc sĩ không chuyên.

“ ...Hoàng Phúc Thắng là một KTS tài năng, nguyên là Ủy viên Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Chính Phủ. Ông được nhiều người nhắc đến ở những ý tưởng dự án kiến trúc và quy hoạch táo bạo.... Là kiến trúc sư, nhưng ngay từ tuổi sinh viên đã cầm ghi-ta hát những sáng tác của chính mình, ca khúc của Hoàng Phúc Thắng vượt ra khỏi biên độ của sáng tác nghiệp dư ngay cả khi viết về đề tài hay địa chỉ cụ thể. Từ “Mùa thu Hương Canh”, “Ta bước đi trên đường phố xưa” đến “Hà Nội đêm mùa đông”, hay “Truyền thuyết Hồ Gươm”… đều là những bài hát có đẳng cấp chuyên nghiệp. Sinh thời ca sĩ Ngọc Tân vẫn thích hát những bài hát của Hoàng Phúc Thắng, không chỉ bởi tình bạn của những người lớn lên trong lòng thành phố Hà Nội, có cùng thẩm mỹ đời sống mà bởi âm nhạc và ca từ của Hoàng Phúc Thắng sâu lắng, thanh cao.

Bài hát làm xao xuyến lòng người, xứng đáng là một trong những bài hát hay về Hà Nội: “Truyền rằng, nơi đây Hồ Gươm nước biếc xanh vì trời xanh. Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh. Truyền rằng, đêm đêm cây bút đá đã viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội… Hồ Gươm ơi! Long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy… Hồ Gươm ơi…”.
Theo: Talawa
Rất tiếc KTS, nhạc sỹ Hoàng Phúc Thắng đã ra đi ngày 11/8/2008 khi tuổi mới xấp xỉ lục tuần (58) sau một thời gian lâm trọng bệnh. Chúng ta không còn cơ hội được thưởng thức những sáng tác mới của anh nữa.
Cả nước chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long, cũng nên nghe sáng tác này của Hoàng Phúc Thắng lắm chứ. Theo nguồn tin tin cậy được biết, bài hát này cũng sẽ được trình diễn trong chương trình Lễ hội 1000 năm Thăng long tại Hà nội.
Xin giới thiệu “Truyền thuyết hồ Gươm” của tác giả Hoàng Phúc Thắng, do Đăng Dương trình bày cùng dàn nhạc giao hưởng VN.


Nhạc và lời: Hoàng Phúc Thắng
Biểu diễn: Đăng Dương

Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm , nước biếc xanh vì trời xanh .
Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh.
Truyền rằng nơi đây đêm đêm , cây bút đá vẫn viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội .
Truyền rằng cầu Thê Húc , rực đỏ nối đất với trời , cho Rùa thiêng mỉm cười xua tan bao nếp nhăn cuộc đời .
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.

Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm vẫn khắc ghi chuyện ngàn năm .
Truyền rằng qua bao phong ba vẫn đậm đà hương sắc đọng lắng hồn núi sông.
Truyền rằng ai qua nơi đây , sẽ nhớ mãi những phút giây thần tiên khi bất chợt một ngày gặp Rùa thiêng Hà Nội.
Truyền rằng mùa xuân tới, rực rỡ những cánh đào , cho tình yêu ngọt ngào , bay lên trong giấc mơ đợi chờ
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.

6 nhận xét:

  1. Thu ao ước có cơ hội được cùng các bạn nghe lại những bài hát Việt hay. Thời gian vừa qua mình chủ yếu là nghe nhạc ngoại, hầu như mất hẳn thói quen nghe nhạc Việt. Hy vọng trang Góc Âm Nhạc có hẳn một trang chuyên Bài hát Việt. Mong mọi người ủng hộ. :)

    Trả lờiXóa
  2. Em toàn nghe nhạc Hải ngoại, sợ mọi người không nghe được thôi, dòng nhạc em nghe thường của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Văn Cao, Đoàn Chuẩn... là những tác giả mà hầu hết mọi người đều nghe được, ngoài ra còn một số tác giả khác mà có khi thậm chí mọi người còn không biết tên thì có vẻ khó nghe hơn hoặc khó tiếp nhận hơn đối với mọi người.
    Chỉ ví dụ như dòng nhạc của cố Nhạc sỹ Lê Hựu Hà và Nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang, một lần em post trên này mà có vẻ như không được hưởng ứng lắm :D.

    Trả lờiXóa
  3. Tạm gọi bài này thuộc dòng nhạc "chính thống". Có lẽ nghe những bài thuộc thể loại này dễ nhập tâm và cảm thấy có hứng nghe.
    Khi nghe bài này, đã cho thấy tác giả, ngoài cảm xúc âm nhạc là sự say mê lao động nghệ thuật và làm việc một cách nghiêm túc. Với nét nhạc ca từ như vậy cộng với phần hòa âm phối khí của dàn nhạc giao hưởng và sự trình bày của ca sĩ Đăng Dương đã thể hiện được điều đó. Giá trị của bài hát đã được nâng lên.
    Thử nghe cũng bài này được Đăng Dương trình bày đơn giản hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Nghe Đăng Dương hát cùng dàn nhạc hay hơn.

    Trả lờiXóa
  5. co the cho minh ban nhac cua bai nay duoc ko?ne co thi gui cho minh theo dia chi:nguyenquanghuydo@gmail.com

    Trả lờiXóa
  6. có bạn nào có bản nhạc của bài này không ? cho mình xin với

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.