Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Ludwig Van Beethoven

Nếu như Mozart là người có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ âm nhạc cổ điển thì Beethoven chính là tượng đài lớn nhất trong giai đoạn giao thời giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc lãng mạn. Ông chính là người đặt nền móng cho những gì gọi là bắt đầu của một thời kỳ âm nhạc mới. Thời kỳ âm nhạc lãng mạn - thời kỳ hậu Mozart. Và kể từ đó về sau những nhạc sỹ hay khán thính giả say mê với những điệu classic luôn coi ông là một trong những người xuất sắc và có tác động lớn nhất đến cảm xúc âm nhạc của họ.
Beethoven tên đầy đủ là Ludwig Van Beethoven, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng Tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn. Mẹ của Beethoven là bà Maria Magdalena Keverich. Ludwig van Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Ông sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770 và mang tên của ông nội.
Kỷ niệm thời ấu thơ của Beethoven là không bình yên và cũng không hề dễ dàng. Cha ông là người nghiện ruợu nặng còn mẹ lại luôn đau ốm. Ông có 6 anh chị em nhưng chỉ 2 trong số này sống sót. Ngay từ nhỏ mối quan hệ của ông và cha đã rất căng thẳng.
Vốn là 1 người ngưỡng mộ tài năng của Mozart, ông Johan van Beethoven đã sớm hướng cho cậu con trai đầu lòng theo sự nghiệp âm nhạc. Nhưng chính sự quá nghiêm khắc có phần cay nghiệt đã khiến ông không thành công trong việc đưa Ludwig Van Beethoven trở thành một thần đồng âm nhạc như Mozart (Ông thường xuyên dựng Beethoven dạy vào nửa đêm để học chơi Dương cầm...) Và khi tròn 11 tuổi cũng là lúc Beethoven nghỉ học để toàn tâm toàn ý tập trung cho âm nhạc theo quyết định của cha.
Nhưng cũng thật may mắn cho Beethoven khi những đồng nghiệp của cha ông đã đã phát hiện ra tài năng thiên phú và khuyến khích ông Johan cho phép Beethoven theo học những thầy dạy nhạc khác: Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm). Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.

Năm 1787, với hành trang là 17 năm tuổi đời, 11 năm tuổi nghề và tờ giấy giới thiệu của tuyển hầu tước Maximilian Franz - em trai út của hoàng đế Joseph 2, Beethoven khăn gói tới kinh đô âm nhạc của châu Âu thời bấy giờ - thủ đô Vienne của Áo với mong muốn được theo học thần tượng thủa thiếu thời – Mozart. Nhưng niềm hy vọng của chàng trai trẻ bỗng vụt mất vì những lý do cả khách quan lẫn chủ quan: Mozart quá bận bịu, không có thời gian dành cho Beethoven hơn nữa cũng trong giai đoạn đó mẹ ông ốm nặng và ông phải nhanh chóng quay về Bonn. Không lâu sau khi ông trở lại Bonn thì mẹ ông cũng qua đời.
Năm 1792, khi mới 22 tuổi sau khi cha ông qua đời, Beethoven đã chính thức rời bỏ mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Điểm đến lần này của Beethoven vẫn là Vienne. Lúc bấy giờ ước mơ được theo học Mozart của ông cũng bất thành bởi nhà sọan nhạc vĩ đại này đã qua đời trong lặng lẽ. Nhưng với khả năng thiên tài về âm nhạc Beethoven đã nhanh chóng được Joseph Haydn nhận là học trò đồng thời ông cũng nhận được sự đỡ đầu của những thế lực vương giả bậc nhất của Vienne thời bấy giờ như: nam tước Van Swieten hay nữ vương hầu Lichnowski. Trong những năm tiếp sau, tài năng của Beethoven ngày càng nở rộ và mọi người từng bước công nhận ông là một tượng đài thực sự của âm nhạc Vienne. Tuy nhiên dòng đời không bằng phẳng vẫn luôn đeo đuổi ông. Beethoven liên tục phải chịu sự hành hạ về thể xác. Vào khoảng năm 30 tuổi ông bị điếc hoàn toàn và từ đó ông không thể trình diễn cũng như chỉ huy dàn nhạc nữa. Nhưng một tâm hồn sinh ra để dành và cống hiến cho âm nhạc như ông không dễ đầu hành số phận. Không thể trình diễn nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác. Những công việc tưởng như không thê vói một người không có được khả năng thính giác. Bản giao hưởng số 5 - Định mệnh chính là cô trào của tài năng Beethoven. Một tài năng vượt trên số phận. Có lẽ chính những cay đắng, trầm tư và khúc khuỷu của cuộc đời mới giúp ông thể hiện được phần hồn còn lại vào âm nhạc một cách thành công đến vậy.
Cuộc sống ngày một trôi đi và không hề đơn giản. Beethoven qua đời ngày 26 tháng 3 năm 1827 ở tuổi 57 để lại cả 1 gia tài đồ sộ các tác phẩm. Mỗi tác phẩm của ông chính là giai điệu về cuộc sống, lời tự sự của sự từng trải, sự khổ đau và cả những thăng trầm.
Hãy nghe và cảm nhận về số phận về những gì thuộc về ngày hôm nay. Hãy nghe để nhớ về những gì đã qua, để lấy niềm tin cho một tương lai xa hơn....


Bản nhạc tiêu biểu

Symphony no.9 (hay còn gọi là Bản Giao Hưởng Niềm vui)- trích từ phim "Copying Beethoven"


Fur Elise- ValentinaLisitsa

[Bản Bagatelle n° 4, WoO 59, "Für Elise" hay còn được biết đến với cái tên "Thư gửi Elise" là nhạc phẩm soạn cho đàn Piano ở giọng La thứ. "Für Elise" đã được thiên tài âm nhạc người Đức Beethoven sáng tác vào khoảng những năm 1810.
Một tác phẩm lãng mạn và mang đậm phong vị âm nhạc của ông. Sự sắc sảo trong cấu trúc AABACA kết hợp nhuần nhuyễn với tài năng của Beethoven dần mở ra trong lòng người nghe những nét rất riêng của một tâm hồn nhạy cảm và giàu tình yêu thương. Âm điệu của tình yêu như hiện hữu đâu đó...]
[Sưu tầm- có chỉnh sửa]

5 nhận xét:

  1. Người đăng có lẽ nhầm. Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ của Beethoven được gọi là bản giao hưởng "Định mệnh" Tham khảo tại đây

    Trả lờiXóa
  2. @ Lá bài tây: Mình chỉnh lại một chút rồi đấy. Hy vọng không làm cậu phật ý. :)

    Trả lờiXóa
  3. Nếu chia sẻ được cảm xúc, cảm nhận của bản thân khi nghe một tác phẩm âm nhạc thì hay biết bao. Cảm xúc âm nhạc của từng người trong từng hoàn cảnh khi nghe một bản nhạc cũng đâu có giống nhau.

    Trả lờiXóa
  4. @ Nặc danh: Thế sao bạn không chia sẻ cảm xúc âm nhạc của bạn với chúng tôi nhỉ?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.