Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Ketèlbey's Sanctuary of My Heart

Sanctuary of My Heart - một bản nhạc hay của nhạc sĩ Albert William Ketèlbey được minh họa bằng những bức tranh đẹp của họa sĩ Robert Duncan, Utah, Mỹ.


Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Anh Albert William Ketèlbey (1875 – 1959) sinh ở Lozells, Birmingham, Anh. Khi mười một tuổi, ông đã viết bản sonata dành cho piano được Edward Elgar khen ngợi. Ketèlbey theo học tại trường nhạc Trinity ở London, nơi ông thể hiện tài năng của mình khi chơi trong dàn nhạc với các nhạc cụ khác nhau.
Ketèlbey biết cách chinh phục thính giả bằng khả năng nắm bắt sắc thái bầu không khí xung quanh một cách xuất sắc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Ketèlbey là In a Persian market” (Phiên chợ Ba Tư), được sáng tác năm 1920. 
 
Họa sĩ Robert Duncan sinh ra ở Utah và bắt đầu vẽ tranh khi mới mười một tuổi. Khi còn là một cậu bé, ông thường về nghỉ hè với ông bà ở trang trại tại Wyoming, nơi bà ông đã tặng ông hộp thuốc vẽ sơn dầu đầu tiên. Chính tại nơi đó đã nuôi dưỡng tình yêu của ông với nông thôn, với những khoảng không rộng lớn, và với cách sống của người thôn quê. Robert vẽ chuyên nghiệp trong khoảng 25 năm. Ông học tại Đại học Utah và làm việc với tư cách là như một họa sĩ chuyên vẽ tranh thương mại trước khi dành toàn bộ thời gian của mình cho nền mỹ thuật của miền Tây nước Mỹ. Robert được chọn là một trong những nghệ sĩ Cowboy của Mỹ khi còn rất trẻ và giành hai huy chương bạc tại triển lãm hàng năm của mình tại Bảo tàng Mỹ thuật Phoenix - một giấc mơ trở thành sự thật. Robert sống tại một trang trại ở thị trấn nhỏ Midway ở miền Bắc Utah, với vợ ông, Linda, sáu người con, và rất nhiều gia súc. 
Ông chia sẻ: "Nhiều năm về trước tôi đã quyết định sẽ dành thời gian để vẽ những thứ mà tôi quan tâm nhất. Quyết định đó đã mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui và sự hài lòng." 
( Sưu tầm & biên tập)

2 nhận xét:

  1. Thu thích bản nhạc này. Tên gọi của nó có thể dịch sang tiếng Việt là "Nơi bí ẩn trong lòng" hay "Thánh địa của trái tim". Âm nhạc của Ketèlbey được minh họa bởi những bức tranh của Duncan giúp cho mình cảm nhận được giá trị chân thực và giản dị của cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  2. Tranh ông ấy vẽ tả thực quá nên xem có cảm giác như xem ảnh chụp vậy.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.