Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Aram Khachaturian

        "Cùng với Sergei Prokofiev và Dmitri Shostakovich, Khachaturian được coi là một trong "ba người khổng lồ" của âm nhạc cổ điển Xô Viết. Tiểu sử Aram Khachaturian (1903-1978), nhà soạn nhạc gốc Armenia, rất thú vị. Cho đến tận năm 19 tuổi ông vẫn chưa biết gì về nhạc lý, cũng không hề có khái niệm về nhạc giao hưởng và opera, dù vậy ông có biết chơi một số nhạc cụ dân tộc. Năm 1921, Aram Khachaturian đến Moscow, và tại đây lần đầu tiên trong đời ông đi nghe hoà nhạc.
         Tới năm 1925, khi Học viện Gnessin mở khóa soạn nhạc Khachaturian mới thực sự nhận được những kiến thức cơ bản về sáng tác tại đây. Cho nên, các bạn yêu nhạc mà vì một số lý do nào đó mà học nhạc hơi muộn cũng đừng tự ti nhé, hãy cố gắng nỗ lực nếu thực sự coi âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất của mình. Dưới đây là điệu Waltz mở đầu cho Masquerade (Vũ khúc hóa trang). Đây là bản thu của nhạc trưởng Leopold Stokowski."
 (Nguồn: Nhạc cổ điển

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Mitsuko Uchida

Nhaccodien - "Mozart có khả năng thể hiện sự vĩ đại của mình qua mọi tác phẩm ông viết, dù là thể loại giao hưởng, opera, mass hay piano sonata. Và chẳng hề sai khi nhận định rằng, toàn bộ 27 piano concerto của ông là những tác phẩm được hưởng trọn vẹn sự thiên tài ấy.
         Piano concerto số 20 giọng Rê thứ (K.466) – một trong 2 bản piano concerto duy nhất Mozart viết ở giọng thứ - được hoàn thành và trình diễn lần đầu vào tháng 2 năm 1785, khi ấy Mozart đang trong thời kỳ đỉnh cao, nổi tiếng với tư cách vừa là nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn.
         Giọng Rê thứ ít khi xuất hiện trong các tác phẩm của Mozart, nhưng lại vô cùng quan trọng. Về sau ông dùng giọng này cho cảnh đày Don Giovanni xuống địa ngục trong vở opera cùng tên và cho cả bản Requiem sầu thảm. Chương một thoáng hiện lên những nét nhạc u uẩn đầy kịch tích mà về sau Mozart thường sử dụng cho những tác phẩm cuối đời của mình, đoạn khởi đầu được áp dụng kỹ thuật đảo phách ắt hẳn đã khiến khán giả thời đó phải ngỡ ngàng.
         Phần trình diễn của dàn nhạc và piano kết hợp những nét nhạc kỳ bí với sự bùng nổ mãnh liệt, theo đó thể hiện phần lớn những chất liệu giai điệu được sử dụng cho toàn bộ chương nhạc. Dưới đây là chương 1 bản concerto do nghệ sĩ Mitsuko Uchida thể hiện (trong clip bà vừa chỉ huy vừa chơi piano)."


---------

Vài nét về tiểu sử nữ nghệ sĩ Mitsuko Uchida

Mitsuko Uchida (20/12/1948), nghệ sĩ dương cầm người Nhật, sinh ra ở Atami, một thị trấn bên bờ biển gần Tokyo, Nhật Bản. Uchida chuyển tới Vienna, Áo, với bà ngoại khi mới mười hai tuổi. Bà theo học tại Học viện Âm nhạc với Richard Hauser Vienna, và sau đó Wilhelm Kempff và Askenase Stefan. Năm 1969, bà giành giải nhất trong cuộc thi Beethoven tại Vienna và năm 1970 bà đạt giải nhì trong cuộc thi Piano Chopin quốc tế. Sau đó, năm 1975, bà đoạt giải nhì trong cuộc thi Piano Leeds.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

ESTAS TONNÉ


Estas Tonné là người Nga gốc Do Thái. Hiện anh là một trong những nghệ sĩ guitar bậc thầy, người có khả năng kết hợp âm nhạc cổ điển và hiện đại trong cách biểu diễn của mình. 
(Nguồn: Internet)

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Forever


Hôm nay Thu rất tâm trạng nên muốn nghe lại bài này.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Mênh mang nghe triều lên...

Một bài hát hay được sáng tác bởi 1 nhạc sĩ có tài, phần phối và đệm tốt, được trình bày bởi 1 giọng ca sâu lắng thể hiện được hết cái hồn mà nhạc sĩ muốn truyền tải qua giai điệu và ca từ. Cảm nhận được sự mênh mang của cả một vùng biển giàu đẹp và lòng yêu quê hương tha thiết. Cảm ơn NS Nguyễn Cường và NSƯT Quang Phác.
Sáng tác: NS Nguyễn Cường
Trình bày: NSƯT Quang Phác

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Folia - Arcangelo Corelli

         Folia (hay La Folía) là tên gọi một trong những nhạc đề (musical theme) cổ nhất của châu Âu còn tồn tại đến ngày nay. Trong suốt hơn 3 thế kỷ, đã có tới 150 nhà soạn nhạc sử dụng nhạc đề này làm chất liệu cho tác phẩm của mình, trong đó toàn những tên tuổi lớn như Lully, Corelli, Scarlatti, Handel, Bach, Salieri... về sau có Franz Liszt (trong "Khúc cuồng tưởng Tây Ban Nha) và Ludwig van Beethoven (chương 2 giao hưởng số 5 - Định Mệnh), và đến cả nhà soạn nhạc người Nga Rachmaninoff cũng viết một tác phẩm biến tấu dựa trên nhạc đề này...
         Vì được sử dụng rộng rãi như vậy, có thể nói, giai điệu Folia đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc cổ điển phương Tây. Dưới đây là phiên bản Folia của nhà soạn nhạc người Ý thời Baroque, Arcangelo Corelli với tiếng đàn ngọt ngào mà tinh tế của Nathan Milstein.
(Nguồn: Nhạc cổ điển)

Lần đầu tiên nghe và yêu ngay từ nốt nhạc đầu.