Листопад
Осенью в Москве на бульварах
вывешивают дощечки с надписью
"Осторожно, листопад!"
Осень, осень! Над Москвою
Журавли, туман и дым.
Златосумрачной листвою
Загораются сады.
И дощечки на бульварах
всем прохожим говорят,
одиночкам или парам:
"Осторожно, листопад!"
О, как сердцу одиноко
в переулочке чужом!
Вечер бродит мимо окон,
вздрагивая под дождем.
Для кого же здесь одна я,
кто мне дорог, кто мне рад?
Почему припоминаю:
"Осторожно, листопад"?
Ничего не нужно было,-
значит, нечего терять:
даже близким, даже милым,
даже другом не назвать.
Почему же мне тоскливо,
что прощаемся навек,
Невеселый, несчастливый,
одинокий человек?
Что усмешки, что небрежность?
Перетерпишь, переждешь...
Нет - всего страшнее нежность
на прощание, как дождь.
Темный ливень, теплый ливень
весь - сверкание и дрожь!
Будь веселым, будь счастливым
на прощание, как дождь.
...Я одна пойду к вокзалу,
провожатым откажу.
Я не все тебе сказала,
но теперь уж не скажу.
Переулок полон ночью,
а дощечки говорят
проходящим одиночкам:
"Осторожно, листопад
вывешивают дощечки с надписью
"Осторожно, листопад!"
Осень, осень! Над Москвою
Журавли, туман и дым.
Златосумрачной листвою
Загораются сады.
И дощечки на бульварах
всем прохожим говорят,
одиночкам или парам:
"Осторожно, листопад!"
О, как сердцу одиноко
в переулочке чужом!
Вечер бродит мимо окон,
вздрагивая под дождем.
Для кого же здесь одна я,
кто мне дорог, кто мне рад?
Почему припоминаю:
"Осторожно, листопад"?
Ничего не нужно было,-
значит, нечего терять:
даже близким, даже милым,
даже другом не назвать.
Почему же мне тоскливо,
что прощаемся навек,
Невеселый, несчастливый,
одинокий человек?
Что усмешки, что небрежность?
Перетерпишь, переждешь...
Нет - всего страшнее нежность
на прощание, как дождь.
Темный ливень, теплый ливень
весь - сверкание и дрожь!
Будь веселым, будь счастливым
на прощание, как дождь.
...Я одна пойду к вокзалу,
провожатым откажу.
Я не все тебе сказала,
но теперь уж не скажу.
Переулок полон ночью,
а дощечки говорят
проходящим одиночкам:
"Осторожно, листопад
Olga Berggolts
Mùa thu ở Mátxcơva
người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ,
với dòng chữ: "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ,
với dòng chữ: "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Matxcơva lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời,
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim, trái tim của một mình tôi
Đập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?
Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!
Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất
Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?
Tôi chẳng hiểu sao cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng sẽ phải xa anh vĩnh viễn
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trong đời
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi, hãy biết kiên tâm, mọi điều đều phải đợi
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Mưa thầm thì rơi mãi lúc chia ly
Mưa tối rầm nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời chớp loá...
Anh hãy cố vui lên dù con đường hai ngả
Matxcơva lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời,
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim, trái tim của một mình tôi
Đập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?
Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!
Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất
Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?
Tôi chẳng hiểu sao cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng sẽ phải xa anh vĩnh viễn
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trong đời
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi, hãy biết kiên tâm, mọi điều đều phải đợi
Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Mưa thầm thì rơi mãi lúc chia ly
Mưa tối rầm nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời chớp loá...
Anh hãy cố vui lên dù con đường hai ngả
Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa!...
Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, chẳng cần ai tiễn biệt
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ nhỏ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng..."
Một mình với mình thôi, chẳng cần ai tiễn biệt
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ nhỏ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng..."
Olga Berggolts trải qua một cuộc đời với rất nhiều thăng trầm, thử thách cũng như chính thành phố Saint Petersburg. Bà sinh năm 1910 trong một gia đình bác sỹ ở Petersburg. Bà tốt nghiệp khoa ngôn ngữ trường đại học tổng hợp Petersburg và trải qua ba năm làm phóng viên cho tờ tạp chí “Thảo nguyên Liên Xô” tại nước cộng hòa Kazakhstan. Trong thời gian này bà đã cho ra đời cuốn sách “Nơi heo hút”. Năm 1933 Olga Berggolts trở lại Saint Petersburg và đã gắn bó cuộc của mình với thành phố này cho đến những ngày cuối cùng của đời mình.
Trả lờiXóaNgười ta biết đến tên tuổi của Olga Berggolts từ năm 1935, sau khi bà cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn và thơ mang tên “Những năm xung phong”, “Đêm trong thế giới mới” và “Tuyển tập thơ”.
Năm 1938, cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn Nga khác, Olga Berggolts bị bắt vì tội “chống lại nhân dân” và phải ngồi tù 7 tháng. Mãi tới giữa năm 1939 bà mới được trả tự do và hòan tòan được phục hồi danh dự. May mắn hơn nhiều người khác, bà được trở về với đời thường, nhưng dấu ấn của những ngày tháng trong tù còn đeo đuổi theo bà suốt cả cuộc đời. Bà viết trong cuốn nhật ký bí mật của mình như sau: “Năm tháng sau khi đã được trả tự do, nhưng tôi không chỉ cảm thấy, ngửi thấy mùi nhà tù, mà còn cảm thấy cả cái cảm giác nặng nề của người ở trong tù nữa. Một cảm giác vô vọng, không lối thóat khi phải đi lấy cung. Người ta tìm cách dốc ngược tâm hồn của tôi, dùng những ngón tay bẩn thỉu mà moi móc trong đó, nhổ tọet vào nó rồi lộn ngược trở lại và phán một câu chỏng lỏng: sống đi!.”
Những dòng hồi ký này của bà chỉ mới vừa được công bố vào năm 2001, nghĩa là 26 năm sau khi bà đã mất.
Olga Berggolts đã chia sẻ với Petersburg suốt cả 1000 ngày đêm bị bao vây trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bà làm việc trong đài phát thanh của thành phố và chính thời gian này tên tuổi của bà đã được biết đến như một nhà thơ vừa trữ tình vừa quả cảm của thành phố Petersburg.
(sưu tầm)
Một bài thơ hay.
Trả lờiXóaĐúng là..........."Dịu dàng quá, dịu dàng hết chịu nổi" :)
Trả lờiXóaCâu thơ " Dịu dàng quá.... !" đã đưa Ongabergon lên tầm 1 nhà thơ - nhà tâm lí học xuất sắc .
Trả lờiXóaCái giây phút thiêng liêng & kì diệu nhất trên đời , khi cậu thiếu niên bỗng nhận ra " nét dịu dàng " của người trinh nữ - phải chăng là giây phút chàng hoàn tất quá trình " tự lột xác " - trở thành người đàn ông đích thực .
Và người đàn ông nào tự coi mình là trưởng thành mà lại không ít nhất 1 lần trong đời nhận " quả đắng " từ cái sự dịu - dàng - ko - chịu - nổi ấy .
TL thật kì công và cực kì hữu lí khi đưa bài thơ này vào trang nhạc - một mảnh ghép khác , ko thể thiếu của đời sông tâm hồn....
@HD : Thi Ca càng hay?
Trả lờiXóa....Cái " dự cảm " mơ hồ lâu nay về " con đường hai ngả " phải chăng hôm nay đây đã trở thành sự thật mất rồi...
Trả lờiXóaVà nếu quả thật nỗi buồn đó như 1 tất yếu , như 1 sắp xếp định mệnh ( như thu về lá rụng ) , thì mùa đông ơi , xin hãy chầm chậm tới ( xin đừng chạm , dù rất khẽ ) , để lưu lại thêm ( một chút xíu thôi ) những chiếc lá trên cành ...
Chao ôi ! Niềm kiêu hãnh đầy nữ tính.... - nét tuyệt vời của bài thơ !
@hadongtran:
Trả lờiXóaĐọc nhận xét của bác nếu ai chưa biết bác, chắc ko nghĩ rằng bác đã từng ấy...tuổi. Tâm hồn vẫn rất trẻ trung :)
VNQ : " :) " - Ha ha , Anh tra ra rồi : chú đang cười chúm chím! .
Trả lờiXóa..." Bao khu vườn như lửa chói ngời,
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ "...
Đọc đến đây anh " nhớ " Levitan quá .Chú cho xin một ít thu vàng đi , cố gắng bố trí sao cho hình đẹp 1 tí . Nếu đc thì nên có bức tranh Mùa thu trong công viên ( gì đó anh ko nhớ ).
Trong tranh phong cảnh , Levitan ko bao giờ vẽ người.Duy trong bức đó có hình ảnh 1 thiếu phụ thướt tha trong chiều thu , nghe nói do bạn ông , 1 bác sĩ (?) vẽ thêm vào .Nhưng ăn nhập tuyệt vời...
@hadongtran:
Trả lờiXóaBác thích "Thu vàng" của Levitan thì xin bác hãy VÀO ĐÂY và .....ĐÂY NỮA
VNQ : anh xem rùi , mãn nhã lắm .Thank !
Trả lờiXóaNếu mình nhớ ko nhầm thì người phụ nữ trong tranh Xokolniki là L. P. Sêkhôv, anh trai nhà văn Sêkhôv vẽ thêm vào. Ban đầu Lêvitan giận, nhưng sau cũng chấp nhânj
Trả lờiXóaPautôvxki kể rất hay về giai đoạn này, cùng các quan hệ...
Giờ đọc lại "Dịu dàng quá" và đem "tâm thế" bây giờ vào mà võ đoán tý nhé. Cái con người cô độc, ko biết là thiếu cẩn trọng hay chỉ đáng nực cười ấy, chắc đã phải trả giá trong những cuộc thanh trừng, kiểu như đã xảy ra với O. B. Có thể người ấy đã thấy trước và nói ra điều người khác chưa thấy, hoặc ai đó ko muốn thấy.
Với trái tim phụ nữ, bà ấy thương xót, thấy "cái cây" ấy quá mong manh như mùa lá rụng.
Thật ra càng lý giải càng làm tầm thường, dung tục bài thơ đi. Tốt nhất là cứ đọc, cảm thấy gì đó
Ha ha , TC : Cậu ngửi thấy mùi chính trị ở đây à ? Thật vậy à ? Còn tui chỉ thấy vị " chát " của tình yêu , kiểu như vang Chi - Lê ấy . Không hiểu tình thật bà Olga ấy định nói gì nhỉ ? " chính chị " hay " chính em " ?
Trả lờiXóaCó lẽ phải nhờ tới cao thủ tình trường TL " THẨM " hộ vậy .
HĐ: đã bảo là "võ đoán" thôi mà. Tớ tưởng tượng bừa từ thân phận bà này ra, bị thanh trừng rồi nên cảm thương một người "vội vã quá, thiếu cẩn trọng quá" rồi ăn đòn. Đấy là một tâm lý người thường ko hiểu nổi.
Trả lờiXóaNgười ta hay cho bài này là thơ tình. "Ngửi" ra mùi gì là ở xuất phát, sự từng trải, tâm trạng người đọc, chứ hỏi OB có khi bà ấy chả trả lời được.
Đây là tán phễu ra thôi HĐ ạ
Định sáng mai rủ cậu, TL ăn sáng rồi "cà pháo" tí chút, nhưng TL đi thăm mộ. Chỉ thế mới ngồi lâu với nhau được. Tớ rượu vào nhiều một tý là ngứa hết người, đâm sợ nhậu. Cuối năm lắm cuộc "chiến đấu" quá.
@ A Chiến Trần: Cảm ơn anh đã ghé thăm Góc Âm Nhạc.
Trả lờiXóaCảm ơn anh TL về một bài thơ hay. Em rất thích những bài thơ dạng này nhưng cs có đôi khi...Em còn đọc được một câu thơ XV mới như sau "Đúng lúc này sốt ruột đợi anh ta, có một cô đang đi lại quanh nhà. Còn ông chồng thì quyết tâm đi hẳn, nhưng khó thật, khó hơn ra mặt trận".Em nhớ bài này do Thái Bá Tân dịch, còn TG là một nhà thơ chưa nổi tiếng.
Trả lờiXóa