Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Nhớ lại một bài hát trong một bộ phim hay

(Như một lời cảm ơn)
Песня Где-то далеко
(Штирлиц встреча с женой)


Я прошу, хоть ненадолго,
Грусть моя, ты покинь меня.
Облаком, сизым облаком,
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Берег мой, покажись вдали
Краешком, тонкой линией.
Берег мой, берег ласковый,
Ах, до тебя, родной, доплыть бы,
Доплыть бы хотя б когда-нибудь.

Где-то далеко, Где-то далеко
Идут грибные дожди.
Прямо у реки, в маленьком саду
Созрели вишни, наклонясь до земли.
Где-то далеко, в памяти моей,
Сейчас, как в детстве, тепло,
Хоть память укрыта
Такими большими снегами.

Ты гроза, напои меня, до пьяна, да не до смерти.
Вот опять, как в последний раз, я все гляжу куда-то в небо,
Как будто ищу ответа...

Я прошу, хоть ненадолго,
Грусть моя, ты покинь меня.
Облаком, сизым облаком,
Ты полети к родному дому,
Отсюда к родному дому.

Дмитрий Хворостовский (4.2003)

17 nhận xét:

  1. Lời dịch :

    Ở đâu đó – nơi xa ấy.

    Ta xin ngươi dù chỉ một thoáng thôi
    Nỗi đau của ta hãy rời ta một lát
    Hãy hoá thành những áng mây xanh trắng
    Bay về kia nơi tổ ấm thân thương
    Bay từ đây về nơi ấy dấu yêu

    Bến bờ của ta ơi
    hãy hiện ra dù chỉ từ xa thôi
    Những đường viền dẫu chỉ là mỏng mảnh
    Bến bờ của ta, bến bờ hiền hậu
    Ước về bên ngươi bến bờ yêu dấu
    Bơi được tới nơi, mặc cho tới khi nào

    Ở xa xôi đâu đó rất xa xôi
    Đang rơi rơi những giọt mưa ấm áp
    Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín
    Quả mọng đỏ trĩu cành...
    Ở đâu xa xôi lắm trong ký ức trong lành
    Vẫn như lúc tuổi thơ, nơi ấy đang ấm áp
    Dẫu ký ức giờ đây chất phủ dầy băng tuyết

    Dông bão ơi cho ta uống nỗi nhớ
    Uống đến say đừng đến chết mà thôi...
    Lại một lần như thể lần cuối rồi
    Ta ngước nhìn trời xa xôi đâu đó
    Như thể câu trả lời trong mây gió

    Ở xa xôi, rất xa xôi đâu đó
    Những giọt mưa ấm áp đang rơi rơi
    Trong vườn nhỏ bên sông anh đào chín không thôi
    Quả mọng đỏ trĩu cành sát đất
    Ở đâu xa xôi lắm, trong ta ký ức
    Nơi ấy đang ấm áp hệt như lúc còn thơ
    Dẫu ký ức chất phủ dầy băng tuyết bây giờ

    Ta xin ngươi dù chỉ là một thoáng
    Nỗi đau ơi, một lát, hãy rời ta
    Hãy hoá thành những áng mây bay xa
    Hãy bay về nơi quê hương yêu dấu
    Bay từ đây về nơi kia tổ ấm...

    ( by LD 23.03.2008)

    Trả lờiXóa
  2. Bài hát này rất hay, nhất là nó lại được lồng trong khung cảnh khi nhân vật chính được cơ quan tình báo bố trí gặp vợ lần cuối cùng trước khi bước vào nhận nhiệm vụ mới. Do tính chất công việc hai người chỉ có thể nhìn nhau từ xa, và chỉ có thể gửi gắm những điều muốn nói qua ánh mắt. Đây là một trong những cảnh quay thành công nhất trong phim.
    Bài hát được thể hiện thành công nhất với giọng hát của nghệ sĩ Дмитрий Хворостовский. Thu để thanh media ở dưới, nếu mọi người muốn xem video xin ấn vào chỗ 4 mũi tên bên dưới.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi post bài này như lời cảm ơn với một người khi vào blog của anh, nơi tình cờ tôi được nghe lại bài hát này. Bài hát gợi lại những cảm xúc chẳng bao giờ quên khi tôi xem một trong những bộ phim hay nhất của điện ảnh Xô Viết hồi bấy giờ. Cảnh trong clip cũng là cảnh khiến tôi đã rơi nước mắt khi đó và cả đến lúc này, sau rất nhiều năm tưởng chừng như nó đã rơi vào lãng quên. Một lần nữa cảm ơn anh.

    Trả lờiXóa
  4. (TT&VH) - Vyacheslav Tikhonov, nam diễn viên Nga từng gây tiếng vang với bộ phim "17 khoảnh khắc mùa Xuân", đã qua đời hôm 4/12 sau một cơn đau tim, thọ 81 tuổi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông.

    ...Ca khúc "Где-То Далеко" chầm chậm cất lên lúc người chiến sĩ tình báo Stirlitz (do Tikhonov đóng) vào một quán rượu nhỏ để 'gặp' vợ (vừa được cấp trên bí mật đưa từ nước Nga sang Đức).Sau bằng ấy năm xa cách,hai người phải ngồi ở 2 bàn cách nhau như những người xa lạ vô tình. Stirlitz thong thả châm thuốc hút và đưa mắt nhìn sang phía bàn người vợ theo hướng bên. một phút...một phút nữa trôi.. và chỉ có thế.Nét mặt ông khá bình thản, còn trong lòng thì...như bài hát.
    Phim dàn dựng cảnh này rất hay. Và một điều cũng nên nhớ là đạo diễn phim - một phụ nữ: bà Tatiana Lioznova.

    Một bài hát khác lặp đi lặp lại ở mỗi tập phim cũng rất gây ấn tượng, đó là ca khúc "Мгновения" (những khoảnh khắc),bạn có thể nghe ở đây.

    Trả lờiXóa
  5. Sao cô ấy không khóc nhỉ? Em mà là đạo diễn nhất định em sẽ để cho 2 giọt nước mắt lấp lánh nơi khóe mắt và khi đi ra đến cửa, cô ấy sẽ dừng lại, lưỡng lự một chút, rồi ngoái lại nhìn về phía sau. Theo em như vậy sẽ phù hợp hơn.

    Trả lờiXóa
  6. @HT : Vấn đề là ĐD tập trung miêu tả tình cảm của người SQ TB. Tình huống này là dưa người vơ sang để anh ta gặp,một cử chỉ động viên của cấp trên đối với Stirlitz trước khi anh ta thực hiện một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm : điều tra và tìm cách phá hỏng sự móc ngoặc giữa Mỹ và Himle trong ngững ngày cuối cùng của chiến tranh, chứ ko phải ngược lại là dành cho vợ gặp chồng.
    Và cuộc gặp chỉ được phép như thế, chỉ cần một sơ suất nhỏ của bất cứ ai trong số đó cũng có thể làm nhiệm vụ đi tong. nếu em để ý thì sẽ thấy thậm chí người vợ còn ko được nhìn thấy chồng,mặc dù chị biết anh ở đâu đó quanh đây.
    Kịch bản phim nó là thế. Đến lượt e làm ĐD xử lý cách khác có khi lại lấy được nước mắt của khán giả PNVN nhiều hơn ko biết chừng?
    Hay e viết kịch bản phim về ông Trần Xuân Ẩn đi? :))

    Trả lờiXóa
  7. Ơ, sao em tưởng là hai người nhìn thấy nhau đấy chứ vì nếu không cô ấy phải đưa mắt tìm xung quanh chứ. Mắt cô ấy nhìn thẳng về một hướng. Anh nhớ nhầm rồi. Mà anh nói đến ông Trần Xuân Ẩn, em chẳng biết là ai. Đừng cười vì kiến thức LS của em i tờ lắm. :))

    Trả lờiXóa
  8. @HT : Ô TXÂ là thiếu tướng tình báo của ta, ông là nhà báo. Tây và ta đều đã viết chuyện về hoạt động của Ô.
    Vào quán rượu ở nước Đức phát xít mà đưa mắt tìm quanh thì phiền quá,liệu có thoát khỏi tai mắt Gestapho ko? Thậm chí bà vợ còn ko được nói nữa vì sẽ bị phát hiện ngay.
    Trong phim có tình huống này : Phản gián Đức có nuôi một đôi vợ chồng câm,hai người này có một biệt tài là nghe giọng Đức là biết người đó gốc ở đâu. Họ cũng đã gặp Stirlitz và nghe ông nói chuyện, và họ nói ông là người Nga vùng....nói tiếng Đức.Vì rất qui Stirlitz và có tư tưởng chống phát xít nên họ ko báo lại kết quả kiểm tra này với Gestapho, nếu ko thì phim sẽ ...kết thúc sớm. Tất nhiên đây là kịch bản nhưng sự thực cũng có thể như thế.
    Một chi tiết nữa : người nữ điện báo của Stirlitz đi đẻ,trong lúc đang đẻ đau quá mà bật ra tiếng mẹ đẻ -tiếng Nga "mẹ ơi!",và thế là bị bắt liền. Stirlitz đã tìm cách cứu 2 mẹ con ra và đưa sang Thụy sỹ.
    Còn rất rất nhiều chi tiết nữa để mô tả tình trạng hiểm nguy trong gang tấc và đức tính kiên cường,bản lĩnh thép,tình cảm nhân văn kiểu Nga...của người TB XV.Và nguyên nhân của nó chính là tình yêu Tổ Quốc Nga.
    Phim hay là thế.
    Người ta nói rằng sau lúc bộ phim được chiếu, khi Tikhonov đi cửa hàng,dù ở bất cứ đâu ,mọi người đang xếp hàng đều bảo ông lên mua trước,ông từ chối thì họ nói rằng thời gian của ông cần hơn họ để ông dành cho sáng tạo đừng phí vào việc tầm thường này.
    Đấy cũng là tính cách Nga!

    Trả lờiXóa
  9. @HT : Ừ, đúng là họ có nhìn nhau. Mạo hiểm quá về nghiệp vụ? :)

    Trả lờiXóa
  10. Ối giời ơi, ông Tualinh mà xui em gái tôi đi làm đạo diễn thì cả VN sẽ bị lụt vì những dòng sông nước mắt của phụ nữ VN như ông viết ở phần trên (mà có khi kịch bản cũng sẽ nhòe mực vì nước mắt của nữ đạo diễn).
    Từ nhỏ đến giờ tôi vẫn thích xem phim của nước Nga Xô Viết nhưng rất tiếc rằng bây giờ, do tính chất thương mại nên gần như phim của Nga không còn được chiếu nữa. Về VN thì toàn phim Tầu, phim Hàn còn ở Châu Âu thì lại toàn phim Mỹ. Tiếc quá.

    Trả lờiXóa
  11. @PH: nhưng mà tôi 'xui' hay đấy! vì chính tôi cũng đang có nguyện vọng đóng một vai quan to-vai phụ cũng được để thoả mãn khao khát 'danh' ,vì đời tôi từ lúc phục vụ QĐ tới giờ tuyền phải đưa phong bì cho người ta. Nay về già tự nhiên chỉ muốn quát được một tiếng ra oai với người khác để 'rửa hận'-dù một lần đóng trên phim cũng được.
    HT mà làm đạo diễn thì mình xin một vai chắc sẽ được chiếu cố,giờ ông biết rồi thì cố nói thêm vào một tiếng nhé! :))
    Phim Nga thời Xô viết về chiến tranh vệ quốc thì tuyền là hay.Thế hệ chúng ta xem từ còn là HS mà nó cứ ngấm vào ko quyên được.

    Trả lờiXóa
  12. @Tualinh : Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của ông. Nếu cả đời ông tuyền phải " đưa phong bì " rồi thì ông cố gắng dấn thêm một lần nữa đi. Tôi đảm bảo sẽ làm nội gián giúp ông. Nói nhỏ với ông một tiếng là ở thời buổi này mà ông chỉ cần đóng vai lý trưởng, pardon, chủ tịch xã thì ông cũng có thể quát ra lửa được rồi. Mấy ổng ngồi cao chót vót có cần quát ai đâu. Các ổng chỉ cần lườm một cái là anh em mình vãi ...
    Tôi cũng rất thích những bộ phim của Nga Xô Viết về chiến tranh vệ quốc. Như comment ở uttroi mà tôi đã viết thì những khúc quân hành của hồng quân xô viết quá tuyệt vời và chắc chắn rằng chẳng bao giờ có nhạc sĩ nào có thể viết được những bản khúc quân hành hay như vậy. Ông có trong tay cả một kho tàng nhạc Nga thì ông tải những bài đó lên đi để mọi người cùng thưởng thức.

    Trả lờiXóa
  13. @PH : ý kiến của ông hay quá! tôi sẽ tìm cách,vì hiện nay những trang âm nhạc Nga chỉ cho phép dẫn tới thôi, một số cho tải về...mình muốn biên tập album riêng rồi đưa lên blog thì cần công phu một chút nhưng làm được. Một tuần nữa nhé!

    Trả lờiXóa
  14. @PH : À quên nói chuyện của tôi,gợi ý của ông "cố gắng dấn thêm một lần nữa đi" thế hoá ra vẫn phải 'văn hoá phong bì'? Sao tôi khổ thế này?

    Trả lờiXóa
  15. Hì hì, đ/c Tualinh ơi, tôi vẫn nghe nói là nhập gia tùy tục. Tôi sắp về VN sống rồi nên cũng cố gắng theo đuổi được điều này. Bắt chước điều dở bao giờ cũng dễ hơn là điều tốt nên tôi xin phép được bắt đầu như vậy. Vả lại ở VN mình nó được gọi là " văn hóa phong bì ". Phim ảnh, nghệ thuật là một phần không thể thiếu được của văn hóa nên cái VHPB ( ở VN ) là chuyện ngày thường ở Huyện, đúng không đ/c?

    Trả lờiXóa
  16. @ A Tualinh: Đừng có nghe Phú Hòa nhà em "xui dại", mất cả "chì lẫn chài" đó. Anh cứ yên chí, nếu em mà là ĐD thì sẽ mời anh đóng vai chính luôn. :D

    Trả lờiXóa
  17. Sắp xếp lại file bài hát Nga cho bạn. Nghe lại bài hát. Cảm giác như vừa xem bộ phim ngày hôm qua. Những cảm xúc vẫn còn y nguyên, hồi hộp, căng thẳng, lo lắng, yêu mến, kính trọng. Hồi ấy mình mê mẩn nhân vật Штирлиц. Mãi sau này vẫn vậy.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.