Trích “Tổ khúc Peer Gynt số 2” Op. 55
Tác giả: Edvard Grieg
Nếu bạn đã từng đọc “Lẵng quả thông” - thiên truyện nổi tiếng của nhà văn Nga Konstantin Paustovsky, hẳn sẽ không thể quên được nhân vật nhà soạn nhạc Edvard Grieg và bản nhạc tuyệt vời mà ông viết tặng Đanhi, cô con gái một người gác rừng, nhân dịp cô tròn 18 tuổi.
“Bản nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.” (trích “Lẵng quả thông”)
Có thể bạn đã thấy ghen tị với cô gái Đanhi may mắn ấy. Nhưng đó chỉ là một nhân vật hư cấu của Paustovsky mà thôi, và chính bạn cũng có thể hưởng niềm hạnh phúc giống như Đanhi khi bạn được thưởng thức âm nhạc của nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907).
Xem thêm tiểu sử của nhà soạn nhạc Edvard Grieg
Dàn nhạc của Viện Hàn lâm âm nhạc S.João da Madeira - chỉ huy Richard Tomes trình diễn 'Solveigs' Song' trích từ Tổ khúc "Peer Gynt" của Grieg trong buổi hòa nhạc tại Viện Hàn lâm anm nhạc SJM tháng 6 năm 2006.
Bạn đã từng nghe "Khúc hát của nàng Solveig" (Solveig"s song) nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như Đanhi vì được làm quen với Grieg mà không hề hay biết: “Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi mang lẵng quả thông về đến tận nhà. Đó là Edvard Grieg, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại.”
Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ “Peer Gynt” của nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. "Khúc hát của nàng Solveig" được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày 24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo), Na Uy háo hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới dạng bản in ở Copenhagen, Đan Mạch.
Cảm giác khi đọc một vở kịch trên văn bản và khi xem vở kịch đó được diễn trên sân khấu thật khác biệt. Với “Peer Gynt”, sự khác biệt này lại càng rõ rệt vì phần nhạc nền viết cho vở kịch là do Edvard Grieg đảm nhiệm.
Toàn bộ Nhạc nền “Peer Gynt” gồm 23 tiết mục (cả khí nhạc và thanh nhạc) với tổng thời lượng xấp xỉ 90 phút. Tất nhiên phần lời của những tiết mục thanh nhạc là do Ibsen viết. Đó là những tiết mục âm nhạc tuyệt vời, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công cho buổi diễn. Và từ sân khấu kịch nói Na Uy, Nhạc nền “Peer Gynt” đã có một đời sống riêng trên sân khấu hòa nhạc thế giới dưới hình thức tổ khúc (suite).
Tổ khúc là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu diễn riêng một mạch. Đến thế kỉ 19, tổ khúc có thể là một bộ tuyển chọn cho dàn nhạc từ một tác phẩm lớn như ballet, opera hay nhạc nền cho kịch nói như trường hợp “Peer Gynt”.
Hai "Tổ khúc Peer Gynt" (số 1 Opus 46 và số 2 Opus 55), được Grieg rút ra từ phần nhạc nền "Peer Gynt", đã trở nên nổi tiếng với vai trò là những tác phẩm hòa nhạc độc lập. Mỗi "Tổ khúc Peer Gynt" gồm có 4 khúc nhạc với tên gọi cụ thể. Khúc nhạc thứ tư của "Tổ khúc Peer Gynt" số 2 chính là bản nhạc "Khúc hát của nàng Solveig".
"Khúc hát của nàng Solveig" trong phần nhạc nền “Peer Gynt” là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen (tương tự như tiết mục cuối cùng là “Bài hát ru của Solveig”). Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách. Nhưng trong "Tổ khúc Peer Gynt" số 2, giai điệu "Khúc hát của nàng Solveig" do violon đảm nhiệm thay cho giọng hát dù đôi khi phiên bản thanh nhạc cũng được sử dụng.
"Khúc hát của nàng Solveig" có lẽ là bản nhạc nổi tiếng nhất trong cả hai "Tổ khúc Peer Gynt". Nhưng bạn đừng dừng lại ở đó. Hãy tìm nghe trọn vẹn cả hai tổ khúc này và những kiệt tác khác của Edvard Grieg như Concerto cho piano giọng La thứ, Sonata cho violon và piano, Tổ khúc Holberg, tiểu phẩm cho dàn nhạc “Mùa xuân cuối cùng”...
Lúc ấy bạn sẽ hiểu vì sao âm nhạc của Edvard Grieg không chỉ được nhân dân Na Uy mà cả thế giới ngưỡng mộ. Bạn sẽ đồng tình với nhận xét của nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky: “Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt”.
Tác giả: Edvard Grieg
Nếu bạn đã từng đọc “Lẵng quả thông” - thiên truyện nổi tiếng của nhà văn Nga Konstantin Paustovsky, hẳn sẽ không thể quên được nhân vật nhà soạn nhạc Edvard Grieg và bản nhạc tuyệt vời mà ông viết tặng Đanhi, cô con gái một người gác rừng, nhân dịp cô tròn 18 tuổi.
“Bản nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.” (trích “Lẵng quả thông”)
Có thể bạn đã thấy ghen tị với cô gái Đanhi may mắn ấy. Nhưng đó chỉ là một nhân vật hư cấu của Paustovsky mà thôi, và chính bạn cũng có thể hưởng niềm hạnh phúc giống như Đanhi khi bạn được thưởng thức âm nhạc của nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907).
Xem thêm tiểu sử của nhà soạn nhạc Edvard Grieg
Dàn nhạc của Viện Hàn lâm âm nhạc S.João da Madeira - chỉ huy Richard Tomes trình diễn 'Solveigs' Song' trích từ Tổ khúc "Peer Gynt" của Grieg trong buổi hòa nhạc tại Viện Hàn lâm anm nhạc SJM tháng 6 năm 2006.
Bạn đã từng nghe "Khúc hát của nàng Solveig" (Solveig"s song) nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như Đanhi vì được làm quen với Grieg mà không hề hay biết: “Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi mang lẵng quả thông về đến tận nhà. Đó là Edvard Grieg, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại.”
Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ “Peer Gynt” của nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. "Khúc hát của nàng Solveig" được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày 24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo), Na Uy háo hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới dạng bản in ở Copenhagen, Đan Mạch.
Cảm giác khi đọc một vở kịch trên văn bản và khi xem vở kịch đó được diễn trên sân khấu thật khác biệt. Với “Peer Gynt”, sự khác biệt này lại càng rõ rệt vì phần nhạc nền viết cho vở kịch là do Edvard Grieg đảm nhiệm.
Toàn bộ Nhạc nền “Peer Gynt” gồm 23 tiết mục (cả khí nhạc và thanh nhạc) với tổng thời lượng xấp xỉ 90 phút. Tất nhiên phần lời của những tiết mục thanh nhạc là do Ibsen viết. Đó là những tiết mục âm nhạc tuyệt vời, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công cho buổi diễn. Và từ sân khấu kịch nói Na Uy, Nhạc nền “Peer Gynt” đã có một đời sống riêng trên sân khấu hòa nhạc thế giới dưới hình thức tổ khúc (suite).
Tổ khúc là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu diễn riêng một mạch. Đến thế kỉ 19, tổ khúc có thể là một bộ tuyển chọn cho dàn nhạc từ một tác phẩm lớn như ballet, opera hay nhạc nền cho kịch nói như trường hợp “Peer Gynt”.
Hai "Tổ khúc Peer Gynt" (số 1 Opus 46 và số 2 Opus 55), được Grieg rút ra từ phần nhạc nền "Peer Gynt", đã trở nên nổi tiếng với vai trò là những tác phẩm hòa nhạc độc lập. Mỗi "Tổ khúc Peer Gynt" gồm có 4 khúc nhạc với tên gọi cụ thể. Khúc nhạc thứ tư của "Tổ khúc Peer Gynt" số 2 chính là bản nhạc "Khúc hát của nàng Solveig".
"Khúc hát của nàng Solveig" trong phần nhạc nền “Peer Gynt” là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen (tương tự như tiết mục cuối cùng là “Bài hát ru của Solveig”). Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách. Nhưng trong "Tổ khúc Peer Gynt" số 2, giai điệu "Khúc hát của nàng Solveig" do violon đảm nhiệm thay cho giọng hát dù đôi khi phiên bản thanh nhạc cũng được sử dụng.
"Khúc hát của nàng Solveig" có lẽ là bản nhạc nổi tiếng nhất trong cả hai "Tổ khúc Peer Gynt". Nhưng bạn đừng dừng lại ở đó. Hãy tìm nghe trọn vẹn cả hai tổ khúc này và những kiệt tác khác của Edvard Grieg như Concerto cho piano giọng La thứ, Sonata cho violon và piano, Tổ khúc Holberg, tiểu phẩm cho dàn nhạc “Mùa xuân cuối cùng”...
Lúc ấy bạn sẽ hiểu vì sao âm nhạc của Edvard Grieg không chỉ được nhân dân Na Uy mà cả thế giới ngưỡng mộ. Bạn sẽ đồng tình với nhận xét của nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky: “Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt”.
Ngọc Anh
Bài hát do NSND Lê Dung thể hiện (Click chuột vào tên bài hát)
nghe "khuc ca nàng Solveig" ,lai hồi tưởng giờ học âm nhạc thầy Nguyễn Cường dạy bọn mình ở đai học.... trời ơi, cô bé biểu diễn quá tuyệt vời...
Trả lờiXóa@ Hằng: Mình mê bài này lâu rồi. Hôm Duy Phương tìm được clip của Mirusia Louwerse, con gọi mẹ lại xem. Cả hai mẹ con xem đi xem lại bao nhiêu lần mà không biết chán.
Trả lờiXóaXem giới thiều về Edvard Grieg
Trả lờiXóaThanks. Em bổ xung thêm rồi đấy ạ. :)
Trả lờiXóa