Bài hát: Trường ca Sông Lô
Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Cao
Trình bày: NSND Quý Dương & Hợp xướng đoàn ca nhạc đài TNVN
Theo NTTmusic01, người tạo clip, bài hát được thu trực tiếp từ đài phát thanh trên băng từ đã cũ nên có độ rè và nhiễu đặc trưng kiểu radio cổ điển. Bản này dùng tư liệu đen trắng và phần nhạc thu từ cuối thập niên 70 nên dùng từ "Classic" để chỉ lớp bụi thời gian đã phủ trên các tư liệu này. Vì muốn bảo quản các tư liệu không bị mốc hỏng nên bạn đã số hóa và đưa lên YouTube. Chúng là những thước phim nhựa và các cuộn băng từ do ông và cha bạn sưu tầm...
Thật đáng trân trọng. Cảm ơn bạn.
Trường Ca Sông Lô - NS Ánh Tuyết
Trường Ca Sông Lô - NS Văn Vượng
Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy có nói về "Trường ca Sông Lô": “Bài Trường ca Sông Lô" của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Thằng bạn này vẫn là một kẻ khai phá. Nó là cha đẻ của loại trường ca. Về hình thức, bài của nó chẳng thua gì bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương. Nét nhạc của trường ca rất mạnh khỏe, rất tươi sáng. Nhịp điệu vô cùng phong phú với những chuyển đoạn rất tài tình. Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc...”. Phạm Duy cho rằng: "Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung" (Theo Wikipedia)
Nguyen Viet Thach 25/10/2011 03:46
"Tôi cho rằng đây là tác phẩm công phu và đồ sộ nhất trong các ca khúc sáng tác trong kháng chiến chống Pháp. Cấu trúc rất chặt chẽ, giai điệu đẹp, ca từ giàu hình ảnh, trong nhạc có cả thi và họa. Tuy chỉ viết về sông Lô, về chiến thắng lịch sử Sông Lô nhưng tác phẩm đã vượt ra ngoài khuôn khổ đó, tạc nên một tượng đài sừng sững về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt nam. Tác phẩm được dàn dựng công phu, NSND Quý Dương và dàn hợp xướng đã biểu diễn rất thành công. Tôi đánh giá rằng tác phẩm này có thể đứng cùng hàng với các tác phẩm kinh điển quốc tế viết về các dòng sông như: Danube, Hắc Long Giang,... Rất cảm ơn nhạc sĩ Văn Cao, các nghệ sĩ và ca sĩ biểu diễn bài hát này."
Trần Trung 29/10/2012 16:50
"Trường ca Sông Lô" đúng là một tác phẩm âm nhạc vĩ đại. Năm 1958, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội có một truyện ngắn giả định 35 năm sau, có đoạn mô tả một buổi tối thứ bảy một sĩ quan quân đội ngồi bên người yêu ở bờ sông Hàn (Đà Nẵng) kéo đàn ắc-cooc-đê-ông bản "Trường ca Sông Lô" nổi tiếng, đã gây ấn tượng mạnh và cũng gây ít nhiều tranh luận trong lớp bộ đội Cụ Hồ lúc bấy giờ về nhận định tương lai thống nhất đất nước.
Nhưng thực tế lịch sử đã sớm hơn thế, 17 năm sau với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ta đã giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ mấy chục năm nay, không chỉ có một viên sĩ quan, mà nhiều người, đặc biệt là nhiều ca sĩ sinh ra ở Miền nam ca hát bản Trường ca đó. Và, ca sĩ Ánh Tuyết đã trực tiếp hát bản trường ca này cho chính tác giả Văn Cao nghe, hơn nữa, được ông ngợi khen diễn tả đúng hồn bản trường ca ấy.
Lại nhớ năm 1973, tôi có dịp dẫn Đoàn học giả Liên-xô lên thăm khu lịch sử Tân trào. Khi đang trên phà Bình Ca, nữ đồng chí trưởng đoàn Maria Tricobenco ngắm cảnh và nghe giới thiệu, bỗng thốt lên: "Sông Lô với bến Bình ca của các đồng chí vừa in dấu tích một chiến công vĩ đại vừa thanh bình và đẹp như một bài thơ." Bất giác, đội kéo phà Bến Bình Ca đồng thanh cất tiếng hát "Trường ca Sông Lô" hùng tráng. Các đồng chí Liên-xô lúc bấy giờ cứ tấm tắc: "Vĩ đại, vĩ đại thật!"
Bây giờ được nghe nghệ sĩ Quý Dương cùng dàn Hợp xướng Đài TNVN trình diễn bản trường ca này khiến tôi vô cùng xúc động nhớ lại một thời chiến đấu gian khổ mà vô cùng oanh liệt của quân dân ta. Với chiến thắng Sông Lô, ta đã giữ vững an toàn khu Việt Bắc - đầu não cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc; đồng thời cũng nhớ những kỷ niệm một thời con người Việt nam ta vô tư, hồn nhiên và trong sáng với nhau và với bạn bè quốc tế gắn với bản Trường ca vĩ đại này. Tôi trộm nghĩ "Bản Trường ca Sông Lô" bất hủ này cũng gợi lại bao nhiêu kỷ niệm của một thời hùng anh của cả dân tộc và của từng người con dân nước Việt Nam ta."
"Trường ca Sông Lô" đúng là một tác phẩm âm nhạc vĩ đại. Năm 1958, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội có một truyện ngắn giả định 35 năm sau, có đoạn mô tả một buổi tối thứ bảy một sĩ quan quân đội ngồi bên người yêu ở bờ sông Hàn (Đà Nẵng) kéo đàn ắc-cooc-đê-ông bản "Trường ca Sông Lô" nổi tiếng, đã gây ấn tượng mạnh và cũng gây ít nhiều tranh luận trong lớp bộ đội Cụ Hồ lúc bấy giờ về nhận định tương lai thống nhất đất nước.
Nhưng thực tế lịch sử đã sớm hơn thế, 17 năm sau với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ta đã giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ mấy chục năm nay, không chỉ có một viên sĩ quan, mà nhiều người, đặc biệt là nhiều ca sĩ sinh ra ở Miền nam ca hát bản Trường ca đó. Và, ca sĩ Ánh Tuyết đã trực tiếp hát bản trường ca này cho chính tác giả Văn Cao nghe, hơn nữa, được ông ngợi khen diễn tả đúng hồn bản trường ca ấy.
Lại nhớ năm 1973, tôi có dịp dẫn Đoàn học giả Liên-xô lên thăm khu lịch sử Tân trào. Khi đang trên phà Bình Ca, nữ đồng chí trưởng đoàn Maria Tricobenco ngắm cảnh và nghe giới thiệu, bỗng thốt lên: "Sông Lô với bến Bình ca của các đồng chí vừa in dấu tích một chiến công vĩ đại vừa thanh bình và đẹp như một bài thơ." Bất giác, đội kéo phà Bến Bình Ca đồng thanh cất tiếng hát "Trường ca Sông Lô" hùng tráng. Các đồng chí Liên-xô lúc bấy giờ cứ tấm tắc: "Vĩ đại, vĩ đại thật!"
Bây giờ được nghe nghệ sĩ Quý Dương cùng dàn Hợp xướng Đài TNVN trình diễn bản trường ca này khiến tôi vô cùng xúc động nhớ lại một thời chiến đấu gian khổ mà vô cùng oanh liệt của quân dân ta. Với chiến thắng Sông Lô, ta đã giữ vững an toàn khu Việt Bắc - đầu não cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc; đồng thời cũng nhớ những kỷ niệm một thời con người Việt nam ta vô tư, hồn nhiên và trong sáng với nhau và với bạn bè quốc tế gắn với bản Trường ca vĩ đại này. Tôi trộm nghĩ "Bản Trường ca Sông Lô" bất hủ này cũng gợi lại bao nhiêu kỷ niệm của một thời hùng anh của cả dân tộc và của từng người con dân nước Việt Nam ta."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.