Nguồn ảnh: Internet |
Hoàn cảnh sáng tác
Bản thảo đầu tiên của bản giao hưởng hoàn thành mùa xuân năm 1891. Nó được sáng tác trong một ngôi nhà nhỏ tại Klin, ông đã ở đó cho đến 19/10/1893. Sau đó ông đến Saint Peterburg dự buổi ra mắt bản giao hưởng trong thể trạng tốt. Tuy nhiên, Tchaikovsky bắt đầu cảm thấy lo lắng khi các nhạc công không cảm thấy hứng thú với sáng tác mới ông. Mặc dù vậy, buổi ra mắt diễn ra tốt đẹp và được đánh giá cao.
Tiêu đề
Tiêu đề gốc của bản giao hưởng là tiếng Nga: Патетическая (phiên âm: Patetičeskaja), có nghĩa là bi hùng, bi thương, lâm ly, thống thiết .v.v… Tuy nhiên, tiêu đề được sử dụng rộng rãi nhất là “pathétique” dịch từ tiếng Pháp.
Xung quanh bản giao hưởng
Tchaikovsky đề tặng bản giao hưởng này cho Vladimir “Bob” Davydob, cháu trai của ông. Quá trình sáng tác giao hưởngđượcc Tchaikovsky che giấu cho đến khi công diễn chính thức. Đồng nghiệp của ông là Nikolai Rimsky-Korsakov đã từng hỏi liệu Tchaikovsky đã có dự định cho buổi hòa nhạc mới chưa, và câu trả lời khẳng định là có, nhưng không tiết lộ. David Brown cho rằng chủ điểm của bản giao hưởng là sức mạnh của con người trước số phận, định mệnh, là giữa sự sống và cái chết. Ta có thể kết luận bản chất của bản giao hưởng là cuộc sống.
Thành phần dàn nhạc
Thành phần dàn nhạc của bản giao hưởng gồm có: 3 sáo (bè sáo thứ 3 trong chương ba là 2 piccolo), 2 kèn oboe, 2 kèn clarinet, 2 kèn bassoon (hay còn gọi là kèn pha-gốt), 4 kèn cor (hay còn gọi là kèn horn), 2 kèn trumpet, 3 kèn trombone, 1 kèn tuba, bộ trống timpani, bass drum, cymbal (là cái như hai cái đĩa là vỗ vào nhau nó kêu xoèng xoèng ý), tam tam (là bộ gõ có tiếng cao và trong), cuối cùng là dàn nhạc dây gồm có 2 bè violon, 1 bè viola, 1 bè violoncello và 1 bè contrabass.
Phân tích cấu trúc của bản giao hưởng
Bản giao hưởng có 4 chương.
Chương 1: Adagio - Allegro ma non tropo - Andante - Moderato Mosso - Andante - Moderato assai - Allegro vivo - Andante đến prima - mosso Andante (bao gồm cung Mi thứ - Si thứ - Rê trưởng – Si thứ - Si trưởng). [00:28]
Nỗi u sầu là điều mà phần mở đầu chương một này muốn nói tới bằng tiếng kèn bassoon trong không gian tĩnh mịch, trình bày chủ đề đau buồn với những nốt trầm nhất và được bè viola đáp lại bằng những giai điệu thê lương. Các nhạc cụ thay phiên “than khóc” trước khi dòng nhạc chìm vào sự im lặng khủng khiếp. Đột nhiên bè violon xuất hiện một cách nhỏ nhẹ với chủ đề đầu tiên của phần Allegro mà ngày càng kịch tính khi nó hòa vào các thành phần khác của dàn nhạc. Cường độ tăng lên dẫn tới cao trào mãnh liệt rồi suy yếu dần dần. Bè viola dâng lên chuẩn bị cho chủ đề thứ hai. Đây là một trong những giai điệu tinh tế nhất của Tchaikovsky, giai điệu mang sắc thái nồng nàn, lãng mạn và nhẹ nhàng tấu bởi violon và cello. Nét nhạc đam mê kéo dài với sự thay phiên của sáo, clarinet, và bassoon diễn tả một giấc ngủ yên bình. Đột nhiên, toàn bộ dàn nhạc phun trào những tiếng thét phẫn nộ mang sắc thái trong chủ đề đầu tiên của phần Allegro. Nhưng cơn bão đột ngột giảm xuống rồi hòa vào giai điệu cầu siêu theo truyền thống của Nga (có lẽ Tchaikovsky đã cảm nhận được cái chết cận kề). Sự căng thẳng, kịch tính, và bi hùng, diễn tả Tchaikovsky đã gần như không thể chịu đựng sự đau khổ trong lòng. Tiếng kèn trombone vang lên, cứng nhắc và ảm đạm như lao tới độ sâu cuối cùng của sự tuyệt vọng. Bi kịch của cuộc sống một lần nữa tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng đó mở đường cho chủ đề tình yêu nhẹ nhàng bay bổng trong ánh sáng tuyệt diệu hòa cùng với những hồi ức do tiếng kèn clarinet thể hiện. Trong đoạn coda (tức là đoạn đuôi kết thúc bản nhạc hoặc chương nhạc), nền pizzicato (pizzicato là kỹ thuật dùng tay để gẩy dây đàn violon, viola, cello, contrabass thay vì dùng cây vỹ để kéo) mềm mại, trong sáng tựa như bản hợp xướng mùa thu. Chương 1 kết thúc rất nhỏ nhẹ (Tchaikovsky sử dụng ký tự chỉ cường độ trong đoạn này là “ppppp” tức là rất nhẹ, càng nhiều chữ “p” càng nhẹ).
Chương 2: Allegro con grazia (bao gồm cung Rê trưởng – Si thứ - Rê trưởng). [20:58]
Chương 2 và chương 3 giúp làm giảm tấn bi kịch xung quanh nó (tức là chương 1 và chương 4). Chương 2 mang hình thức 3 phần của điệu scherzo truyền thống. Bè cello tấu 1 điệu waltz mê hoặc, hòa quyện cùng với dàn hơi gỗ (bao gồm oboe, clarinet, và bassoon). Nét nhạc duyên dáng này gợi nhớ bầu không khí thanh bình. Phần trio là giai điệu than khóc, cầu xin, và ai oán. Không lâu sau, những mảnh ghép của giai điệu waltz đầu tiên tái hiện trở lại hoàn toàn trong phần scherzo do bè violon và cello thể hiện. Chương 2 là một chương nhạc sang trọng, nhưng uyển chuyển, duyên dáng, và có cái kết đẹp.
Chương 3: Allegro molto vivace (cung Son trưởng). [28:40]
Chương 3 đầy lạc quan này chỉ xoay quanh 2 chủ đề và kết thúc bằng 1 điệp khúc chiến thắng lẫy lừng.
Chương 4: Finale – Adagio lamentoso (bao gồm cung Si thứ - Rê trưởng – Si thứ). [37:15]
Chương kết viết ở nhịp ¾ (nhịp ba, bốn) ngay lập tức đưa thính giả quay lại bóng tối. Sau phần mở đầu bất thường, các bè violon thay phiên nhau diễn tả chủ đề “tuyệt vọng” và cũng là chủ đề chính của chương. Chủ đề chính được xây dựng từ từ, âm lượng ngày một lớn và… tutti (cả dàn nhạc cùng nổi lên một lúc), báo động sự trỗi dậy của chủ đề đầu tiên với cường độ “fff” (có nghĩa là rất lớn, càng nhiều chữ “f” càng lớn). Sự trỗi dậy dần lắng xuống, tiếng kèn trombone và tuba vang lên giai điệu tang lễ. Chủ đề thứ 2 với cường độ nhỏ, sau đó uốn khúc đi vào kết thúc tĩnh mịch.
(Biên tập từ nguồn: vianhem.com)
Tchaikovsky Symphony No.6 - Seoul Philharmonic Orchestra, 16th May 2011, Korean Art Centre Concert Hall, Seoul Korea
Chị ui, chị khỏe kô???? lâu rùi hok thấy c trên Yume, em vô facebook củng hok thấy, em mở facebook lại rùi, chị có vào đó kô? ^^
Trả lờiXóaÔi, nhìn thấy em mừng quá. Chị lâu lắm rồi ko vào Yume, vào FB cứ bị chặn mãi cũng chán. Vào đây nghe nhạc với chị. Chị mới mở thêm Trang Thơ và Café-Sách, vào làm bạn với chị cho vui, chị để link ở cột bên đó. Em sao rồi? Khỏe ko? Công việc, gia đình ra sao? :)
Trả lờiXóa