Năm 1986, sau nhiều năm ở đơn vị, tôi được chuyển về làm việc trong Thành Hà nội và cũng từng ấy năm không có điều kiện được thưởng thức âm nhạc (đúng là một "cả tẩm").
Một buổi trưa trong giờ nghỉ tại cơ quan, văng vẳng đâu đó tiếng dương cầm qua một chiếc radio cassette, cứ như thế cứ đến buổi trưa nghỉ lại được nghe trọn một chương trình Piano. Lâu dần nên thuộc giai điệu của cả "album". Khi biết và hỏi chủ nhân của chiếc radio cassette về "album" nhạc vẫn mở vào các buổi trưa đó là do nghệ sĩ nào biểu diễn và được biết là Richard Clayderman nhưng anh ta không biết "list" của Album. Những năm cuối của thập niên 80 trong quá trình sưu tầm âm nhạc và chơi đồ âm thanh tôi đã xác định được tên của các nhạc phẩm trong "album" trong đó có "Ballade pour Adeline", "Lyphard Melody" là hai bản nhạc mà tôi thích nhất và biết tới nhiều album khác của R.Clayderman
Một buổi trưa trong giờ nghỉ tại cơ quan, văng vẳng đâu đó tiếng dương cầm qua một chiếc radio cassette, cứ như thế cứ đến buổi trưa nghỉ lại được nghe trọn một chương trình Piano. Lâu dần nên thuộc giai điệu của cả "album". Khi biết và hỏi chủ nhân của chiếc radio cassette về "album" nhạc vẫn mở vào các buổi trưa đó là do nghệ sĩ nào biểu diễn và được biết là Richard Clayderman nhưng anh ta không biết "list" của Album. Những năm cuối của thập niên 80 trong quá trình sưu tầm âm nhạc và chơi đồ âm thanh tôi đã xác định được tên của các nhạc phẩm trong "album" trong đó có "Ballade pour Adeline", "Lyphard Melody" là hai bản nhạc mà tôi thích nhất và biết tới nhiều album khác của R.Clayderman
“Lyphard Melody” được sáng tác bởi hai nhà soạn nhạc người Pháp cũng là hai nhà sản xuất của công ty Delphine Productions - Paul de Senneville và Olivier Toussaint. Hai nhạc sĩ là đồng sáng tác bản nhạc này dành riêng cho nghệ sĩ dương cầm người Pháp Richard Clayderman và họ cũng là người sản xuất và sáng tác cho Clayderman biểu diễn trong nhiều năm. Paul De Sennevile còn sáng tác bản nhạc nổi tiếng nhất ông đặt tên là "Ballade pour Adeline", dành tặng con gái Adeline của ông khi cô bé chào đời"
Tiếng dương cầm qua đôi bàn tay điêu luyện của Clayderman trên dãy phím đã tạo nên những âm thanh cuốn hút người nghe. Chính những nhạc phẩm này nằm trong những nhạc phẩm đã dẫn tôi đến với R.Clayderman. Tại Việt Nam có lẽ Richard Clayderman là nghệ sĩ piano được nhiều người hâm mộ âm nhạc biết đến. Nhạc và phong cách biểu diễn của Clayderman giản dị không phức tạp cao siêu, du dương dễ tiếp cận với đại chúng bình dân. Ai cũng có thể tìm thấy cho riêng mình một không gian cảm thụ khi nghe nhạc của R. Clayderman.
Dưới đây là những giai điệu của R. Clayderman mà hồi đó tôi được nghe.
Tiếng dương cầm qua đôi bàn tay điêu luyện của Clayderman trên dãy phím đã tạo nên những âm thanh cuốn hút người nghe. Chính những nhạc phẩm này nằm trong những nhạc phẩm đã dẫn tôi đến với R.Clayderman. Tại Việt Nam có lẽ Richard Clayderman là nghệ sĩ piano được nhiều người hâm mộ âm nhạc biết đến. Nhạc và phong cách biểu diễn của Clayderman giản dị không phức tạp cao siêu, du dương dễ tiếp cận với đại chúng bình dân. Ai cũng có thể tìm thấy cho riêng mình một không gian cảm thụ khi nghe nhạc của R. Clayderman.
Dưới đây là những giai điệu của R. Clayderman mà hồi đó tôi được nghe.
Tôi cũng rất thích chàng này. Nhạc chơi bền vững theo thời gian.
Trả lờiXóaEm cứ nghe đi nghe lại những bản nhạc này mà không thấy chán.
Trả lờiXóachưa bao giờ hết tình yêu với RC và PM...
Trả lờiXóaÔi thế là bắt cá hai tay à? :P
Cứ yêu ... ai cấm nè ^_^
Xóa@ Trang: Hai tay đã là gì. Bằng cả hai chân nữa ấy chứ. :))
Trả lờiXóaỐi,HT. E bình thế này,nguy hại cho trí tưởng tượng của đan ông lém!
Trả lờiXóaÔi giời, TL. A làm e buồn cười quá. E dùng cụm từ "hai chân" chỉ để đối lại với cụm từ "hai tay" của trò yêu mà thôi, chứ biết đâu lại có thể gây nguy hại cho trí tưởng tượng của đàn ông các anh. :))
Trả lờiXóaTôi vào Google tìm một vài dữ liệu về James Last,... rồi tình cờ lang thang đi lạc vào blog của bạn. Rồi thú vị hơn khi đi lần qua những trang entry khác, những ngày tôi học cấp 3 đã mải mê chìm trong những giai điệu dương cầm của Richard Clayderman...
Trả lờiXóaCảm ơn nhiều nhé, một góc âm nhạc rất hay và thú vị. Tôi sẽ ghé thăm thường xuyên, cũng để tìm về những trang cũ mà tôi chưa có dịp hạnh ngộ.
Tôi chỉ biết chơi một số sáo (nên mới có đến cái quan tâm đầu tiên khi tìm thông tin về James Last và lạc vào blog bạn.) Nhưng nghe thì cứ nghe, cảm nhận và yêu vậy thôi, bất cứ âm thanh phát ra từ nhạc cụ nào...
Chúc bạn luôn vui khỏe nhé.
@ Tuệ An: Rất vui vì bạn đã ghé qua và thích Góc âm nhạc (GAN) nhỏ bé của chúng tôi. Cảm ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp và hy vọng GAN sẽ là điểm đến thường xuyên của bạn. Chúc vui! :)
Trả lờiXóaEm cũng không nhớ mình đã nghe những bản nhạc này bao nhiêu lần. Cứ nghe đi nghe lại mà chưa bao giờ thấy chán.
Trả lờiXóaSao lại chẳng có gì để mà nghe thế này? :(
Trả lờiXóaNghe được rồi ạ. Koran dankon! :)
Trả lờiXóaUnquestionably believe that which you stated. Your favorite justification seemed to be on the net the easiest thing to be aware of. I say to you, I definitely get annoyed while people think about worries that they plainly don't know about. You managed to hit the nail upon the top and also defined out the whole thing without having side effect , people could take a signal. Will probably be back to get more. Thanks
Trả lờiXóa