Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Câu chuyện vui của Anhxtanh ...

XIN KỂ CHUYỆN NÀY

     Có một lần trò chuyện, người bạn lớn của Anhxtanh tại viện hàn lâm khoa học Phổ hỏi rằng:
 Albert Einstein năm 1921
- Trong âm nhạc cổ điển, ngài ưa thích những tác giả nào? (điều chúng ta cần biết Anhxtanh là người Do thái còn ông bạn là người Đức).
- Tôi yêu thích Mô za, ... (và một vài tác giả nữa mà HG không nhớ được!).
     Người bạn hỏi tiếp:
- Thế còn L.V.Beethoven?
     Anhxtanh liền đánh trống lảng và nói sang chuyện khác. Khi chuyện gần tàn, người bạn hỏi gặng:
- Âm nhạc của L.V.Beethoven thì sao, thưa ngài!
     Anhxtanh quay lại, nhìn sâu vào đôi mắt bạn, miệng nở nụ cười rạng rỡ và trả lời:
- Tôi không thích!
     Người bạn giương tròn đôi mắt, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao vậy?
     Vẫn nụ cười rạng rỡ ấy và thêm chút hài hước (rất Anhxtanh), Anhxtanh nhẹ nhàng trả lời:
- Âm nhạc của L.V.Beethoven cứ như lột trần trụi con người ra ấy mà!
     Hai ông bạn (Đức & Do thái) ôm choàng lấy nhau và cùng cười vang cả một góc phố thủ đô của Đế quốc Phổ.

     Câu chuyện trên có thể có nhiều "hư cấu" nhưng tôi muốn nói đến sức mạnh "chinh phục" tuyệt vời trong âm nhạc của L.V.Beethoven. Trong chừng mực nào đó, tôi chưa được nghe và cũng chưa hiểu hết được những tác phẩm lớn của Beethoven nhưng ở mức độ "bình dân", tôi cũng cảm nhận được "Sonata Ánh trăng", "Viết cho Elize" ... và thật ngạc nhiên là đúng như nhận xét thiên tài của A.Anhxtanh! Để thêm một minh chứng cho điều ấy, tôi xin gửi tặng các bạn trên G.A.N âm giai bản SYMPHONY số 5 viết ở cung đô thứ của L.V.Beethoven  mà tôi sưu tầm được. Riêng có điều này phải nói nhỏ cùng các bạn: khi nghe nhạc L.V.B mà cảm thấy "xiêm y" rơi rụng lả tả từng lớp, từng lớp... thì đừng có e sợ... vì câu nhận xét của Anhxtanh nói về TÂM HỒN con người!
                      

3 nhận xét:

  1. Theo wikipedia:
    Einstein bắt đầu cảm thụ âm nhạc từ khi còn nhỏ tuổi. Mẹ ông chơi dương cầm khá giỏi và muốn ông học đàn vĩ cầm, không chỉ để truyền dẫn cho ông niềm yêu thích âm nhạc mà còn giúp ông hòa nhập với nền văn hóa Đức. Theo nhạc trưởng Leon Botstein, Einstein có thể đã bắt đầu chơi nhạc từ lúc 5 tuổi nhưng chưa thể hiện niềm thích thú với âm nhạc khi đó.
    Tuy nhiên, bước sang tuổi 13, ông được học bản sonata vĩ cầm của Mozart. "Einstein trở lên yêu thích" âm nhạc Mozart, Botstein viết, và học chơi vĩ cầm một cách tự nguyện hơn. Theo Einstein, ông tự học chơi đàn bằng cách "thực hành có hệ thống", và nói rằng "say mê là một người thầy tốt hơn ý thức trách nhiệm." Khi 17 tuổi, ông trình bày bản sonata vĩ cầm của Beethoven trong một kỳ kiểm tra âm nhạc ở Aarau, và giáo viên chấm điểm đã nhận xét khi ông kết thúc là "xuất sắc và thể hiện nội dung tuyệt vời." Điều gây ấn tượng cho người giáo viên là, theo Botstein, Einstein "thể hiện sâu sắc tình yêu âm nhạc, một phẩm chất vẫn còn đang được hình thành. Âm nhạc có một ý nghĩa kỳ lạ đối với sinh viên này."
    Botstein lưu ý rằng âm nhạc đảm nhận một vai trò quan trọng và lâu dài trong cuộc sống kể từ thời gian đó của Einstein. Mặc dù chưa lúc nào ông nghĩ rằng sẽ theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, nhưng ông thường tham gia chơi nhạc thính phòng với một vài nghệ sĩ, thường trình diễn cho nhóm vài người bạn. Âm nhạc thính phòng là một phần trong cuộc sống của ông khi còn ở Bern, Zurich, và Berlin, nơi ông chơi nhạc cùng Max Planck và những người khác. Năm 1931, trong thời gian đến Học viện công nghệ California, ông đến thăm gia đình Zoellner ở Los Angeles và chơi một số bản nhạc của Beethoven và Mozart cùng với các thành viên của nhóm tứ tấu Zoellner. Einstein sau đó trao cho người đại diện gia đình một bức ảnh lưu niệm chụp ông cùng với chữ ký. Âm nhạc không chỉ là niềm vui thích mà còn giúp ông trong công việc. Bà Elsa nói "âm nhạc giúp ông khi đang suy nghĩ về các lý thuyết. Ông mải mê nghiên cứu, quay trở ra giải trí bằng đánh vài đoạn hợp âm piano, rồi tiếp tục trở lại công việc".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn HT đã chỉnh lý và làm phong phú thêm bài viết của anh !

      Xóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.