Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Impromptu-Fantasie cung Đô thăng thứ Op. posth. 66

"Frédéric Chopin sáng tác Fantasie-Impromptu, cung Đô-thăng thứ, Op. posth. 66 năm 1834 và chỉ để dành riêng cho Julian Fontana - một nghệ sĩ piano Ba Lan, cũng là nhà soạn nhạc, tác giả, dịch giả. Chính Julian Fontana đã xuất bản tác phẩm ngẫu hứng “Fantasie" cung đô thăng thứ này vào năm 1855, mặc dù F.Chopin không yêu cầu xuất bản. Giá như bạn tải về phần trình bày của Yundi Li - một pianist Trung quốc mà tôi thấy còn "phiêu" hơn." (Nhận xét của TK9 đăng trên GAN ngày 26/7/2013.)

Thể theo yêu cầu của bạn yêu nhạc, Thu đăng clip do Yundi Li biểu diễn với 7.709.814 lượt xem và 28.763 lượt thích (số liệu thống kê ngày 12/12/2015)


Và bản hôm nay Thu được nghe, chỉ có 96 lượt xem trên YouTube và 3 lượt thích. :) Trong khi đó trên FB, clip của cậu bé được nhiều người hâm mộ hơn với 364,696 lượt xem và 13,648 lượt chia sẻ. :D Thật tiếc là Thu không tìm được tên của cậu bé thần đồng này. 


Một chút ngạc nhiên khi Thu gõ từ khóa "Impromptu-Fantasie cung Đô thăng thứ Op. posth. 66" :)))

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Romantic Guitar 7 - Various Artists



Chút phiêu cho một tối cuối tuần bù đầu với những việc là việc. :)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Trời mưa nghe nhạc Trịnh

"Nghe Trịnh Công Sơn không dễ. Phải là khi gạt bỏ được mọi sự xô bồ ra bên ngoài khung cửa. Phải là khi đừng quá vui. Chỉ ta với âm nhạc của anh thôi đối diện. Khi buồn, thì lời ca trong Kinh khổ của anh sẽ làm cho ta được an ủi. Khi vui thì lời ca của anh sẽ giúp ta đừng thái quá, âu đó cũng là cái đạo của người nghệ sĩ đích thực - dìu dắt tâm hồn ta đi trọn cuộc đời với những nỗi buồn vui."
- Hồ Thị Hải Âu -

Những Sáng Tác Hay Nhất Của Trịnh Công Sơn

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Những ca khúc Nga

Mời bạn yêu nhạc nghe những ca khúc Nga vượt thời gian và thưởng thức tranh vẽ của các họa sĩ Nga nổi tiếng thế kỉ XIX. Cảm ơn Ngoan Phuong về bộ sưu tập. 
 PHẦN I

1. Два Берега - Рада Рай
2. Миллион алых роз - Алла Пугачева
3. Подмосковные вечера - Владимир Трошин
4. Мечты - Алсу
5. Если б тебя в этом мире любимая не было - Тимур Темиров
6. Вечер на рейде - Алексей Гоман, Руслан Алехно
7. Уральская рябинушка - Уральский русский Народный хор
8. Журавли - Марк Бернес
9. Катюша: Kachiusa
10. Мой родной рада рай - Рада Рай
11. Осень - Алсу
12. Дорогой длинною
13. Мама - Минус Витаc
14. Снег - Филипп Киркоров
PHẦN II

1. Отпусти - Алекс
2. Весна - Алсу
3. Я с тобой - Планета лето
4. Жестокая Любовь - Филипп Киркоров
5. Дождь - Aлексей Гоман и Мария Зацева
6. Звезды - Витас
7. Вера и любовь - Мария Зайцева
8. Как Ты Мне Нужен - Жасмин
9. Иногда - Алсу
10. Когда забудешь ты меня - И. Топорец, А. Чумаков
11. Зимний Cон - Алсу
12. Любимая - Планеталето
13. Немного жаль - Филипп Киркоров
14. Свет в твоём окне - Алсу
15. Первый раз - Алсу
16. Отпускаю - МакSим
17. Русский Парень - Алексей Гоман
18. Ты мне нужен - Доменика
19. Самое Главное - Алсу
20. Знаеш Ли Ты - Мак Sим
21. Ты далеко - Николай Басков и Таисия Повалий
22. Мила моя далеко - Андрей Губин
23. Вчера - Алсу
24. Максим Ветром Стать - Мак Sим

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bản giao hưởng thơ "Lệ Chi Viên"

 Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng
         “Ngay từ khi còn đi học, vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến thảm án Nguyễn Trãi cùng ba họ bị tru di, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ bị rơi đầu và oan khuất đã ám ảnh tôi mãi. Năm 2008 tôi được đọc rất nhiều thông tin quí giá và bổ ích về Hai Cụ, đặc biệt cuốn: “Lễ Nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” - Nhà xuất bản văn hóa Thông tin, năm 2004 do nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, hội chủ “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ” làm chủ biên. Khi nhận được đặt hàng từ Đài truyền hình “Làn sóng Đức” (Deutsche Well thì ý định sáng tác bản nhạc về Lệ Chi Viên trong tôi đã chín, tôi quyết định lựa chọn lối thể hiện Giao hưởng thơ (Poem symphony), viết cho violin và dàn nhạc, với chất liệu âm nhạc dân tộc VN đặc trưng bay bổng trên nền nhạc cổ điển châu Âu”. Đấy là lời thổ lộ chân thành của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng trong buổi lễ đón bằng di tích cấp tỉnh, thành phố tại khu di tích Lệ Chi Viên sáng ngày 15.9.2010 tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Aram Khachaturian

        "Cùng với Sergei Prokofiev và Dmitri Shostakovich, Khachaturian được coi là một trong "ba người khổng lồ" của âm nhạc cổ điển Xô Viết. Tiểu sử Aram Khachaturian (1903-1978), nhà soạn nhạc gốc Armenia, rất thú vị. Cho đến tận năm 19 tuổi ông vẫn chưa biết gì về nhạc lý, cũng không hề có khái niệm về nhạc giao hưởng và opera, dù vậy ông có biết chơi một số nhạc cụ dân tộc. Năm 1921, Aram Khachaturian đến Moscow, và tại đây lần đầu tiên trong đời ông đi nghe hoà nhạc.
         Tới năm 1925, khi Học viện Gnessin mở khóa soạn nhạc Khachaturian mới thực sự nhận được những kiến thức cơ bản về sáng tác tại đây. Cho nên, các bạn yêu nhạc mà vì một số lý do nào đó mà học nhạc hơi muộn cũng đừng tự ti nhé, hãy cố gắng nỗ lực nếu thực sự coi âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất của mình. Dưới đây là điệu Waltz mở đầu cho Masquerade (Vũ khúc hóa trang). Đây là bản thu của nhạc trưởng Leopold Stokowski."
 (Nguồn: Nhạc cổ điển

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Mitsuko Uchida

Nhaccodien - "Mozart có khả năng thể hiện sự vĩ đại của mình qua mọi tác phẩm ông viết, dù là thể loại giao hưởng, opera, mass hay piano sonata. Và chẳng hề sai khi nhận định rằng, toàn bộ 27 piano concerto của ông là những tác phẩm được hưởng trọn vẹn sự thiên tài ấy.
         Piano concerto số 20 giọng Rê thứ (K.466) – một trong 2 bản piano concerto duy nhất Mozart viết ở giọng thứ - được hoàn thành và trình diễn lần đầu vào tháng 2 năm 1785, khi ấy Mozart đang trong thời kỳ đỉnh cao, nổi tiếng với tư cách vừa là nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn.
         Giọng Rê thứ ít khi xuất hiện trong các tác phẩm của Mozart, nhưng lại vô cùng quan trọng. Về sau ông dùng giọng này cho cảnh đày Don Giovanni xuống địa ngục trong vở opera cùng tên và cho cả bản Requiem sầu thảm. Chương một thoáng hiện lên những nét nhạc u uẩn đầy kịch tích mà về sau Mozart thường sử dụng cho những tác phẩm cuối đời của mình, đoạn khởi đầu được áp dụng kỹ thuật đảo phách ắt hẳn đã khiến khán giả thời đó phải ngỡ ngàng.
         Phần trình diễn của dàn nhạc và piano kết hợp những nét nhạc kỳ bí với sự bùng nổ mãnh liệt, theo đó thể hiện phần lớn những chất liệu giai điệu được sử dụng cho toàn bộ chương nhạc. Dưới đây là chương 1 bản concerto do nghệ sĩ Mitsuko Uchida thể hiện (trong clip bà vừa chỉ huy vừa chơi piano)."


---------

Vài nét về tiểu sử nữ nghệ sĩ Mitsuko Uchida

Mitsuko Uchida (20/12/1948), nghệ sĩ dương cầm người Nhật, sinh ra ở Atami, một thị trấn bên bờ biển gần Tokyo, Nhật Bản. Uchida chuyển tới Vienna, Áo, với bà ngoại khi mới mười hai tuổi. Bà theo học tại Học viện Âm nhạc với Richard Hauser Vienna, và sau đó Wilhelm Kempff và Askenase Stefan. Năm 1969, bà giành giải nhất trong cuộc thi Beethoven tại Vienna và năm 1970 bà đạt giải nhì trong cuộc thi Piano Chopin quốc tế. Sau đó, năm 1975, bà đoạt giải nhì trong cuộc thi Piano Leeds.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

ESTAS TONNÉ


Estas Tonné là người Nga gốc Do Thái. Hiện anh là một trong những nghệ sĩ guitar bậc thầy, người có khả năng kết hợp âm nhạc cổ điển và hiện đại trong cách biểu diễn của mình. 
(Nguồn: Internet)

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Forever


Hôm nay Thu rất tâm trạng nên muốn nghe lại bài này.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Mênh mang nghe triều lên...

Một bài hát hay được sáng tác bởi 1 nhạc sĩ có tài, phần phối và đệm tốt, được trình bày bởi 1 giọng ca sâu lắng thể hiện được hết cái hồn mà nhạc sĩ muốn truyền tải qua giai điệu và ca từ. Cảm nhận được sự mênh mang của cả một vùng biển giàu đẹp và lòng yêu quê hương tha thiết. Cảm ơn NS Nguyễn Cường và NSƯT Quang Phác.
Sáng tác: NS Nguyễn Cường
Trình bày: NSƯT Quang Phác

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Folia - Arcangelo Corelli

         Folia (hay La Folía) là tên gọi một trong những nhạc đề (musical theme) cổ nhất của châu Âu còn tồn tại đến ngày nay. Trong suốt hơn 3 thế kỷ, đã có tới 150 nhà soạn nhạc sử dụng nhạc đề này làm chất liệu cho tác phẩm của mình, trong đó toàn những tên tuổi lớn như Lully, Corelli, Scarlatti, Handel, Bach, Salieri... về sau có Franz Liszt (trong "Khúc cuồng tưởng Tây Ban Nha) và Ludwig van Beethoven (chương 2 giao hưởng số 5 - Định Mệnh), và đến cả nhà soạn nhạc người Nga Rachmaninoff cũng viết một tác phẩm biến tấu dựa trên nhạc đề này...
         Vì được sử dụng rộng rãi như vậy, có thể nói, giai điệu Folia đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc cổ điển phương Tây. Dưới đây là phiên bản Folia của nhà soạn nhạc người Ý thời Baroque, Arcangelo Corelli với tiếng đàn ngọt ngào mà tinh tế của Nathan Milstein.
(Nguồn: Nhạc cổ điển)

Lần đầu tiên nghe và yêu ngay từ nốt nhạc đầu.

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Sóng về đâu

NS Ngô Chương
"Sóng về đâu" là một ca khúc hay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hay nhưng không dễ hiểu. Cái đẹp của ca từ lạ lùng huyền ảo như một bức tranh trừu tượng. Thật là khó giải thích cái đẹp của một bức tranh trừu tượng, với ca khúc “Sóng về đâu” cũng thế. Biển và Sóng ở đây chỉ mang ý nghĩa ẩn dụ. Một ẩn dụ không mang tính phổ quát mà như một bí mật riêng tư của người nghệ sĩ.
Mình thích ca khúc này, bởi lẽ điều đặc biệt nhất của “Sóng về đâu” là sự cảm nhận của mỗi người với nó là hoàn toàn khác nhau. Một cảm giác mơ hồ, không rõ ràng nhưng lại hết sức lôi cuốn. Đến độ tha thiết.
Trịnh Công Sơn viết: "Tôi chỉ là tên hát rong, đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo."
Ca khúc “Sóng về đâu” cũng là một giấc mơ hư ảo, mong mỏi xóa tan đi mọi hận thù của kiếp người…
(Nguồn: Chuong Ngo)
SÓNG VỀ ĐÂU
Sáng tác: NS Trịnh Công Sơn 
Trình bày: Ca sĩ Ngoc Trang - guitar: NS Ngô Chương 
Thu trực tiếp tại L'amour club, Melbourne, Australia 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Arirang Alone

         Bỗng thấy mình lướt thật nhanh trên những cánh đồng, bay qua những cánh rừng, bồng bềnh trên những đợt sóng ngoài khơi xa, lúc đang hăng hái leo sườn núi dựng đứng quyết không chùn bước,... Sức biểu cảm của giọng hát cô ấy thật tuyệt vời. Cảm thấy mình đang tan ra, hòa vào giọng ca của cô, thành một, bay mãi, xa mãi,...  
         Bài hát Arirang (아리랑) là bài hát truyền thống của Hàn Quốc. Giai điệu chậm và thường được những người nông dân hát. Trong cuộc thi Immortal Songs 2, ngày 21/2/2015, nữ ca sĩ Kim So Hyang (5/4/1978) đã biểu diễn rất thành công. Bài hát được phối lại theo phong cách hiện đại. 


          Immortal Songs 2 là cuộc thi âm nhạc được xây dựng như show truyền hình thực tế do KBS sản xuất. Tại đây, những nghệ sỹ thần tượng với tài năng thực sự sẽ có cơ hội thể hiện bản thân qua những lần đối đầu với các nghệ sỹ đàn anh, đàn chị, những nghệ sỹ nổi tiếng với giọng hát xuất sắc trong làng nhạc xứ kim chi. Mỗi tập Immortal Songs 2, một huyền thoại âm nhạc Hàn Quốc sẽ được chọn ra. Nhiệm vụ của các thí sinh là làm lại một ca khúc bất kỳ của huyền thoại này theo phong cách riêng sao cho có thể chinh phục được càng nhiều khán giả càng tốt. Người chiến thắng được quyết định bởi lá phiếu của chính các khán giả chương trình, không phải bởi huyền thoại âm nhạc tham gia chương trình hôm đó.
         Arirang (hay còn gọi là A Lý Lang) là một bài dân ca Triều Tiên, thường được xem là quốc ca không chính thức của Hàn Quốc. Arirang là một từ cổ tiếng Hàn mà không có nghĩa trong tiếng hiện đại. Tháng 12 năm 2012 bài hát được ghi tên vào Danh sách đại diện của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại chương trình của UNESCO 
(Nguồn: Wikipedia)  

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Smetana - Die Moldau (Karajan)


Hy vọng những giai điệu dịu dàng, tha thiết, thấm đẫm tình yêu tổ quốc của nhà soạn nhạc người Séc Bedřich Smetana sẽ khởi nguồn một năm mới tràn đầy yêu thương và hạnh phúc. 

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

The Best of Schubert


 

Tracklist:
Quinteto para piano em lá maior op. 114 "A Truta"
1. Allegro vivace
2. Andante
3. Scherzo: Presto
4. Tema con variazioni: Andantino
5. Finale: Allegro giusto

Quarteto de cordas em lá menor op. 29
6. Allegro ma non troppo
7. Andante
8. Menuetto: Allegretto
9. Allegro moderato

SINFONIA Nº 3 EM RÉ MAIOR D 200
1. Adagio Maestoso-Allegro Con Brio
2. Allegretto
3. Menuetto Vivace
4. Presto Vivace

SINFONIA Nº 5 EM SI BEMOL MAIOR D 485
5. Allegro
6. Andante Con Moto
7. Menuet. Allegro Molto
8. Allegro Vivace

The Royal Philharmonic Orchestra

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Mariam Merabova với "Độc thoại - Khúc nguyện cầu"


VMC - "Cuộc thi "The Voice" của Nga đang tiến vào chung kết. Một trong những ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị quán quân là Mariam Merabova, 42 tuổi, người gốc Armenia, sinh trưởng tại Erevan (thủ đô Armenia) trong một gia đình trí thức.
Khi lên 5 tuổi, cô đã bắt đầu theo học tại trường nhạc. Sau đó theo cha mẹ chuyển đến Moskva, cô được cha mẹ gửi đến Học viện Âm nhạc Gnesinykh, học piano. Một thời gian sau, cô chuyển sang học thanh nhạc, chuyên về nhạc nhẹ và jaz. Tốt nghiệp học viện loại giỏi, cô bắt đầu sự nghiệp trong các ban nhạc jaz của thủ đô Nga và trở thành nghệ sĩ khá nổi tiếng đối với những người thích thể loại âm nhạc này.
Năm 2000, cô cho ra đời album nhạc jaz có tựa đề "Мирайф" và tham gia vào vở nhạc kịch "We well rock you" tưởng nhớ ca sĩ nổi tiếng Freddy Mercury của ban nhạc rock "Queen".
Năm 2014, ca sĩ số 1 của Nga là Alla Pugacheva mời Merabova dạy thanh nhạc tại trường đào tạo tài năng do bà mở ở thủ đô Moskva. Mặc dù phong cách của Merabova khác so với Pugacheva nhưng sau một thời gian cân nhắc, cô đã nhận lời.
Merabova quyết định tham gia cuộc thi "The Voice" năm 2014* với mong ước được đem tiếng hát của mình tới với đông đảo công chúng của Nga và các nước nói tiếng Nga. Tại cuộc thi, cô đã cover các ca khúc mà Alla Pugacheva đã trình bày trước đây, nhưng với một cách thức hoàn toàn khác và đã chinh phục được khán giả.
Một trong những phần trình diễn ấn tượng nhất của Merabova tại cuộc thi là cuộc đấu tại vòng đo ván. Tại vòng này cô phải thi đấu cùng 2 ca sĩ nữa (1 nữ và 1 nam). Cô chọn bài hát "Монолог - Реквием" (Độc thoại - Khúc nguyện cầu) của nhạc sĩ М. Минков, phổ thơ của nữ thi sĩ М. Цветаева. Ca khúc này đã trở thành kinh điển qua giọng ca của Pugacheva.
Nhưng Merabova đã vượt được qua cái bóng của Pugacheva. Không quá kịch tính, với cách thể hiện tương đối nhẹ nhàng nhưng vẫn truyền tải được những tâm tư đau đớn của bài hát, Merabova đã khiến cho không chỉ khán giả, mà cả 2 đối thủ trong cuộc đấu và các giám khảo đều phải rơi lệ."
(Nguồn: FBKN)
* Mariam Merabova đã giành giải nhất trong cuộc thi này. (HT)

"Độc thoại - Khúc nguyện cầu" qua tiếng hát của Merabova và nữ ca sĩ Alla Pugacheva. 


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Trần Quế Sơn

         Trần Quế Sơn (1972), gốc Quế Sơn - Quảng Nam, tốt nghiệp Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, chuyên ngành sáng tác hệ chính quy khoá 1990-1999, hội viên Hội Âm Nhạc TP HCM, hội viên Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, đạt giải nhất, nhì, ba về ca khúc trong hai năm 2004, 2005 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng.
         Anh thường sáng tác ca khúc theo thể loại Aria hiện đại, và những ca khúc thuộc dòng nhạc Pop, Country, phản ánh sâu sắc những tâm tư, tình cảm con người với thiên nhiên, quê hương, tình yêu… Phong cách rõ nét của Quế Sơn: giai điệu trữ tình, lãng mạn; chủ đề mới lạ; ca từ đạt được nhiều đức trong thơ văn; nội dung tác phẩm thể hiện tâm hồn thuần khiết, hồn nhiên của người nhận biết mình, của người đã có những khoảnh khắc chứng ngộ, không than thở, bế tắc trong tình yêu.
         Album đã phát hành: "Sài Gòn Twist" (Hãng Phim Trẻ); "Vì anh đấy thôi" (Bến Thành AUDIO - VIDEO), "Yêu ai rụng lá Sầu Đông" (Phương Nam Phim - năm 2010), trong đó có bài "Cõng mẹ đi chơi" do tác giả trình bày với phần hòa âm phối khí mới nhất. Đặc biệt trong album này có tổ khúc 4 ca khúc viết cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, với âm nhạc và ca từ mang bản sắc của 4 mùa khác nhau. Năm 2014 Quế Sơn ra mắt 3 album gồm "Thôn Nữ - nhạc cảm thơ Bùi Giáng", "Cõng Mẹ Đi Chơi " và "Một Thời Dấu Yêu" do Phương Nam Phim phát hành. 
         Những tác phẩm tiêu biểu: ca khúc "Tre Việt Nam", "Khi một mình", "Tình quê", "Cõng mẹ đi chơi", "Yêu cái mặn mà", "Em gái quê mình", "Yêu em nhiều hơn nắng Xuân", "Lì xì nhé "…, tổ khúc giao hưởng "Sông Thu"… 
         Ca khúc gây xúc động nhất cho mọi lứa tuổi của Trần Quế Sơn (còn gọi là Tám) là bài hát "Cõng mẹ đi chơi". Từ những em bé 4 tuổi, học sinh phổ thông, đến người lớn tuổi đều đã hát ca khúc này bằng sự hồn nhiên, chân thật của mình trên sân khấu.
         Bên cạnh việc sáng tác, Trần Quế Sơn còn là nhạc sĩ hoà âm phối khí, ca sĩ giọng Baritone trữ tình và là tay chơi đàn Organ nhiều năm qua tại TP HCM.      
        Hiện nay nhạc sĩ Trần Quế Sơn chuyên làm tổng đạo diễn chương trình ca nhạc quy mô lớn cho các đơn vị, tổ chức, công ty. Trần Quế Sơn tâm sự: "Tôi tổ chức thực hiện chương trình ca nhạc thường tiết kiệm kinh phí cho các đối tác; và chú trọng giá trị cốt lõi, văn hóa cho các công ty, đơn vị, tổ chức xã hội…"
        Trần Quế Sơn vẫn thu nhận học trò để dạy sáng tác, dạy đàn Organ và thanh nhạc để giúp các bạn trẻ thành những nghệ sĩ hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.  
 (Biên tập từ: Wikipedia)


(Nguồn: Nhacso.net)

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Cõng Mẹ Đi Chơi

Trần Đăng Tuấn - "Cách đây lâu rồi, Trần Quế Sơn từ Đà Nẵng ra, trong quán nhỏ Hà nội hát cho bạn bè mình nghe "Cõng Mẹ Đi Chơi". Cả bọn xúc động rưng rưng, ngạc nhiên sao có bài hát hay thế mà ít người biết (Dù Sơn nói cũng được trao giải nào đó của Hội). Lời bài hát còn được viết lên tường quán quen. Nhiều lần không có Sơn, cả bọn nhìn lên tường nhẩm hát lại. Vì bài hát giản dị đến mức chỉ cần nghe một lần là nhớ nhạc.
         Những năm sau Sơn in đĩa. Nhưng chắc cũng ít ai mua. Sơn lụi hụi làm các đêm diễn. Nhưng không có tài trợ, có lần nhờ mình tìm nhưng mình cũng không giúp được. Sơn vẫn thế, mỗi lần mình gặp, ít ai biết. Với mình, Sơn là nhạc sỹ của "Cõng Mẹ đi Chơi", và chỉ với bài hát ấy thôi, mình nghĩ Sơn đã là tên tuổi trong làng nhạc.
         Mình yêu bài hát nên ít ra hai lần đưa lên trang FB này của mình. Ai nghe bài hát cũng nói là hay. Nhưng ít like, cũng ít cmts. Thời buổi này, khó mà đòi hỏi người ta để thời gian ra click vào cái link để nghe bài hát người ta chưa nghe. Vả lại, trên FB đầy những cái link kiểu đó. Cá nhân mình hầu như chẳng bao giờ click. Từ lâu bài hát có trên You Tube, mà ít người tìm...
         Cho đến bây giờ, do được đưa lên trên một Show truyền hình ăn khách, bài "Cõng Mẹ Đi Chơi", nói theo cách hôm nay, "gây bão mạng". Cũng còn do người hát nữa.
         Mình vui. Và nghĩ về một điều: Quả thật truyền thông đại chúng "chính thống" (ở đây là truyền hình) có khả năng cực lớn. Những giá trị tử tế và đẹp đẽ có thể vẫn bị bỏ quên nếu như không được truyền thông "để ý". Và xã hội vẫn bị mất mát vì không biết đến chúng, dù rằng có những cách khác đơn lẻ để giới thiệu về các giá trị đó.
         Một khi truyền hình để mắt giới thiệu điều hay, sản phẩm văn hoá tinh thần tốt đẹp, thì bản thân nó (truyền hình) cũng tốt đẹp thêm lên trong mắt công chúng. Đã là truyền thông thì phải 'câu view". Có điều câu view theo cách giới thiệu những cái thật sự quý thì khó hơn, nhưng là cách lâu bền hơn.
         Trách người và cũng tự trách mình, là dạo này chuyện như thế có phần hiếm hoi."
(Nguồn: T.Đ.T's FB)
CÕNG MẸ ĐI CHƠI
Sáng tác: Trần Quế Sơn
Trình diễn: Nguyễn Duy Dũng

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

CHÀO 2015!

Nhân dịp năm mới 2015 mời các bạn cùng thưởng thức bản Champagne Polka của Johann Strauss.

Chúc mừng năm mới 2015

Thân chúc những người bạn nhạc của GAN 
một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.