Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Isaac Levitan's paintings

Ernesto Cortazar - Eternity

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Giới thiệu một sáng tác không chuyên

Bs-Ns Trần Bắc Hải
Trần Bắc Hải một Blogger trường Trỗi, với cảm xúc day dứt của mình về biển đảo Hoàng sa, một phần máu thịt của Tổ quốc Việt nam đang bị TQ chiếm đóng, đã sáng tác ca khúc "HẢI ĐỘI HOÀNG SA" và được đăng trên Blog BẠN TRỖI. Trần Bắc Hải nguyên là cựu học viên trường VHQĐ Nguyễn văn Trỗi, là cựu chiến binh QĐNDVN, là bác sỹ và hiện đang công tác tại Úc, tấm lòng, tình cảm của anh đối với đất nước nói chung và Trường sa, Hoàng sa nói riêng thật đáng trân trọng. Giới thiệu ca khúc này (đã được đưa lên trang Zing MP3) để mọi người cùng cảm nhận.
Tâm sự của tác giả Trần Bắc Hải (Blog Bạn Trỗi):
"...Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về"

Tượng đài Hải đội Hoàng sa (Internet)
"Đó là câu ca dao còn lưu truyền trên đảo Lý Sơn kể về Hải Đội Hoàng Sa, là những đơn vị binh phu được triều đình Việt Nam giao nhiệm vụ cai quản Hoàng Sa như một phần lãnh thổ quốc gia. Câu chuyện về những người lính cảm tử sao mà lay động lòng người. Trên những chiếc ghe bầu mong manh trùng khơi 6 tháng mỗi năm, một chiếc thẻ bài, một manh chiếu và 7 chiếc nẹp tre mà mỗi chiến binh mang theo là để mong xác mình được dạt về với quê hương.
Tôi mơ một ngày được đến Lý Sơn để thắp hương cho những ngôi mộ gió chiến binh Hoàng Sa. Dưới mộ không có xác người. Chỉ có đất đắp lên thay cho thịt, cành cây dâu xếp vào thay cho xương. Mà thấm đẫm hồn thiêng liệt sĩ.
Hải Đội Hoàng Sa không phải là bài hát đầu tiên tôi viết về Hoàng Sa. Và nếu trời còn cho tôi sống, thì đây cũng sẽ không phải là bài hát cuối cùng. Ký ức Hoàng Sa sẽ sống mãi ở Lý Sơn, ở mọi nơi nào có người dân Việt sinh sống."

" HẢI ĐỘI HOÀNG SA"
Nhạc và lời : Trần Bắc Hải ,

Lời:
Sóng xô mạn thuyền gỗ
Gió bay vạt buồm nâu
Nước xanh cát vàng
Mênh mang Hoàng Sa

(Huầy dô huầy, dô huầy dô)

Lý Sơn làng chài lưới
Tráng đinh Đội Hoàng Sa
Tháng Hai buồm căng gió
Dứt áo ra khơi!
(Huầy dô huầy, dô huầy dô)

Điệp khúc:
Xa xa khơi trùng khơi sao mà mắt cay như là cát bay?
Gió những nấm mộ gió xếp hàng trên bờ nhớ Hoàng Sa
(Huầy dô huầy, dô huầy dô)

Tháng Hai phụng mệnh Vua
Chiếu manh cùng nẹp tre
Có đi không về
Vong thân vị Nước
(Huầy dô huầy, dô huầy dô)

Lý Sơn làng chài lưới
Đã ghi vào sử xanh
Chiến binh Đội Hoàng Sa
Dứt áo ra khơi!
(Huầy dô huầy, dô huầy dô)
P/s: Dưới đây phần ca khúc HẢI ĐỘI HOÀNG SA đã được biên tập viên âm nhạc Quỳnh Hợp, Đài tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh giới thiệu cùng tâm sự của tác giả .

East or West, Home is best

Thu thích nó ngay lần nghe đầu tiên và thích cho đến tận bây giờ, chẳng như ai đó cả thèm chóng chán. Ngoài những điều mà những người khác đã bình luận rất nhiều trên mạng về giọng hát, giai điệu, tiết tấu, tiếng guitar điện lúc réo rắt, lúc thiết tha, đối với Thu còn có một lý do giản dị nhưng vô cùng quan trọng. Thu yêu ngôi nhà của mình và những người đang sống ở trong đó. Trở về nhà luôn là niềm vui của Thu và của những thành viên khác trong gia đình. 
Lời nhắn nhủ với những ai thích lang thang: "Trời lạnh lắm. Mau về thôi." Đông hay là Tây, Nhà vẫn là nhất. Chẳng đâu ấm áp bằng ngôi nhà của bạn, trừ khi bạn không yêu nó. Chúc tất cả mọi người có một mùa đông ấm áp trong chính ngôi nhà của mình. 

Coming home by Stratovarius 

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Bài ca người lính

GAN xin được gửi tới tất cả những người 
đã và đang là những người lính 
lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Sáng tác: Diệp Minh Tuyền
Trình diễn:  Cao Minh




Đường dài hành quân xa, đi khắp non sông nhà
Ngày ngày quàng trên vai ba lô và cây súng
Chân băng qua gió mưa, đầu đội trời sao thưa
Thân băng qua thép gai vượt làn đạn mưa bay
Ôi tim ta bốc cao lửa thiêng anh hùng
Bao yêu thương thiết tha, gửi lại người phương xa
Ta đi trong tiếng ca, ngàn đời còn ngân nga
Ôi ta kiêu hãnh sao bước trên đường xa

Một thời đầy gian lao, chân bước trong chiến hào
Nhìn đồng đội yêu sao, chia nhau từng giây sống
Ta chia nhau hiểm nguy, đường dài dìu nhau đi
Ta chia nhau chiến công và nhường mềm đêm đông
Ta đi qua chiến tranh vẫn tươi nụ cười
Xa em bao tháng năm, mà lòng chẳng xa xăm
Trong đêm sao biếc xanh, nhìn bầu trời long lanh
Sao như đôi mắt em vẫn đang nhìn anh

Rừng già mờ hơi sương, ôm súng gác bên đường
Lòng nặng tình quê hương, đêm mơ về thành phố
Ta xa trang sách xưa, làm bạn rừng cây thưa
Ta xa bao phố trưa dầm mình vào đêm mưa
Ta hi sinh máu xương giữ yên phố phường
Ơi em nơi phố xa, giờ này vào ca ba
Ta yêu trong cách xa, tình ngọt ngào hơn hoa
Em ơi kiêu hãnh sao thủy chung lòng ta

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

"Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi "

Листопад
Осенью в Москве на бульварах 
вывешивают дощечки с надписью
 
"Осторожно, листопад!"
 


Осень, осень! Над Москвою
 
Журавли, туман и дым.
 
Златосумрачной листвою
 
Загораются сады.
 
И дощечки на бульварах
 
всем прохожим говорят,
 
одиночкам или парам:
 
"Осторожно, листопад!"
 

О, как сердцу одиноко
 
в переулочке чужом!
 
Вечер бродит мимо окон,
 
вздрагивая под дождем.
 
Для кого же здесь одна я,
 
кто мне дорог, кто мне рад?
 
Почему припоминаю:
 
"Осторожно, листопад"?
 

Ничего не нужно было,-
 
значит, нечего терять:
 
даже близким, даже милым,
 
даже другом не назвать.
 
Почему же мне тоскливо,
 
что прощаемся навек,
 
Невеселый, несчастливый,
 
одинокий человек?
 

Что усмешки, что небрежность?
 
Перетерпишь, переждешь...
 
Нет - всего страшнее нежность
 
на прощание, как дождь.
 
Темный ливень, теплый ливень
 
весь - сверкание и дрожь!
 
Будь веселым, будь счастливым
 
на прощание, как дождь.
 

...Я одна пойду к вокзалу,
 
провожатым откажу.
 
Я не все тебе сказала,
 
но теперь уж не скажу.
 
Переулок полон ночью,
 
а дощечки говорят
 
проходящим одиночкам:
 
"Осторожно, листопад




Mùa lá rụng  (Người dịch: Bằng Việt)
                      Olga Berggolts

Mùa thu ở Mátxcơva
người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ,
với dòng chữ: "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
 

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả.
Matxcơva lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời,
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"

Ôi trái tim, trái tim của một mình tôi
Đập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?
Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng "
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi
Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất
Anh từng ở đây, từng là người thân nhất
Sao phút này làm người bạn cũng không?
Tôi chẳng hiểu sao cứ ngùi ngẫm trong lòng
Rằng sẽ phải xa anh vĩnh viễn
Anh - con người không vui, con người bất hạnh
Con người đi cô độc quá trong đời
Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười?
Thôi, hãy biết kiên tâm, mọi điều đều phải đợi

Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi
Mưa thầm thì rơi mãi lúc chia ly
Mưa tối rầm nhưng ấm áp nhường kia
Mưa run rẩy trong ánh trời chớp loá...
Anh
hãy cố vui lên dù con đường hai ngả
Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa!... 

Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa
Một mình với mình thôi, chẳng cần ai tiễn biệt
Tôi không biết nói cùng anh đến hết
Nhưng bây giờ còn phải nói gì thêm!
Cái ngõ nhỏ con đã tràn ngập màu đêm
Những tấm biển dọc đường càng thấy trống:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng..."


Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Ernesto Cortazar

Ernesto Cortazar (1940 - 2004), nhạc sĩ - nghệ sĩ piano số 1 của Mexico, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. 
Ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc tại Mê-hi-cô năm 18 tuổi với nhạc nền cho bộ phim “La Risa de la Ciudad”. Đến nay ông đã soạn nhạc cho hơn 500 bộ phim. Cortazar xếp hạng đầu bảng trong danh sách những nhà sáng tác và nghệ sĩ piano được yêu mến nhất trên MP3.com. Ông đã đoạt giải Nhạc Nền Phim Hay Nhất cho Phim châu Mỹ Latin tại Liên hoan Phim The Cartagena. Ông được xem là nhạc sĩ số 1 trong một website âm nhạc của thế giới với hơn 14 triệu lượt người tải nhạc của ông từ năm 1999 đến 2001, tương đương với danh hiệu nghệ sĩ đạt nhiều đĩa bạch kim của công nghiệp âm nhạc truyền thống. Trang web âm nhạc của ông được hơn 4 triệu người xem. Ông đã trình diễn ở 25 nước lớn trên thế giới và  được những ngôi sao của Hollywood hâm mộ như Michael Bolton, Danny de Vito, The Rolling Stones…
Năm 2001, Ernesto chuyển từ Los Angeles về sống những năm cuối đời ở Tampico, Mexico và qua đời tại đây năm 2004.
 (Sưu tầm & biên soạn)
 

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Dân ca "Anh đô nê xia"

Trích nhận xét của bác "hadongtran": "Anh đố chú VNQ tìm đc bài dân ca Indonexia này để post lên đấy ?"
Không vì "chim cú" nhưng em cảm ơn bác đã gợi ý này. Bài hát này thời còn niên thiếu em cũng đã từng "đơn ca" khi đi sơ tán (trước khi lên trường Trỗi).  Ý kiến của bác cũng gợi lại để em và bác cùng hồi tưởng, bài hát đó có tên là Ayo MaMa. Nhờ có Internet nên tìm được cũng không khó. Đưa lên đây 2 phiên bản. Trân trọng mời bác và những ai muốn nghe.
Phiên bản tiếng Anh:


Ayo mama - SANDRA SANGER

Lời Việt: Nguyễn Lân Tuất (con trai NGND Nguyễn Lân)
Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên trách con,
Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên mắng con,
Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên tức mình,
Cái anh thanh niên ấy con thấy đâu si tình.

Kìa con ếch xanh đi từ đâu tới đây
Từ đồng lúa xanh rờn nhảy ngay xuống sông này
Tình của tôi ơi bắt nguồn từ nơi nào,
Đó chính do đôi mắt kia thấu con tim sầu.

Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên trách con,
Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên mắng con,
Ayo Mama, con xin mẹ đừng nên tức mình,
Cái anh thanh niên ấy con thấy đâu si tình.

Lời  Indonesia
Artis: Sandra Sanger,
Band: The Steps

Ayo mama, janganlah mama marah beta
Dia cuma cuma cuma cium beta
Ayo mama, janganlah mama marah beta
Lah orang muda punya biasa

Jalan-jalan kota Semarang
Teruslah naik kota Ungaran
Sungguh pintar laki sekarang
Ngaku sekolah tapi pacaran

[Chorus:]
Ayo mama, janganlah mama marah beta.
Dia cuma (~~^o^~~) cium beta.
Ayo mama, janganlah mama marah beta.
Lah orang muda punya biasa.

Ambil jala, tongkat pendiri
Oh ular naga mencari makan
Dapat cium pipi yang kiri
Oh minta tambah pipi yang kanan

[Chorus:]
Kalau ada sumur di ladang
Bolehlah kita menumpang mandi
Kalau ada umurku panjang
Bolehlah kita berjumpa lagi

[Chorus:]
Lah orang muda punya biasa
Nguồn video: You Tube

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Dòng nhạc chính thống Việt nam

Dòng Nhạc chính thống (cách mạng) là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Dòng nhạc này vẫn thường được gọi là nhạc đỏ. Các ca khúc nhạc đỏ thường nhằm mục đích khích lệ cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân trong kháng chiến nó mang tính trữ tình cách mạng và ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. 
Chọn lọc một album gồm một số hợp xướng và ca khúc tiêu biểu về dòng nhạc này giành cho mấy "lão" yêu nhạc. 
PS: Ai không thích cứ việc cho trôi qua nha!

Tình ca Ngọc Lan

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Bản hợp xướng " Người chiến sĩ biên thùy"

Chắc mấy bác "già" đã từng được nghe bản hợp xướng này, vào thời kỳ đầu thập kỷ 60 thế kỷ XX, nhưng nhiều chuyện về bản hợp xướng chắc các bác cũng chưa được tỏ. Đối với các bạn trẻ thì chắc chắn  nhiều bạn chưa được biết đến. 
Giới thiệu với mọi người để biết Việt nam cũng đã từng có một bản hợp xướng như thế.
Qua giới thiệu của một blogger về blog của nhạc sĩ TÔ HẢI, trong đó có viết về bản hợp xướng “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy” của nhạc sĩ Tô Hải. Đã gửi (tải) bản hợp xướng này lên một trang âm nhạc xã hội (chacha.vn) rất tiếc Web site này sau khi nâng cấp thì những bản nhạc được tải lên đã không còn.  Nghe bản hợp xướng này  càng nghe càng thấy “đã” đâu kém gì giao hưởng số 5 và số 9 của Beethoven. “Miếng ngon” không hưởng một mình, đưa bản hợp xướng này lên để mọi người cùng nghe và cảm nhận. Phần giới thiệu về bản hợp xướng này được “link” ở cuối bài.


Ảnh Sưu tầm tại Blog của nhạc sĩ Tô Hải. Blog này đã bị "hacker" đánh sập. May mà trước đó đã kịp lưu tài liệu về bản hợp xướng này. Tiếc bản tổng phổ của hợp xướng lại không lưu được vì sự chủ quan với nền "dân chủ" hiện nay.
Bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy.
(Nguồn: Blog của VNQ)
PS: Rất may tìm trên trang YouTube bản hợp xướng đã được "Mozart2710" đăng lên thành từng chương. Xin giới thiệu luôn.
Chương I: Adagio
Chương II: Allegro
Chương III: Adagio sostenuto
Chương IV: Allegro con spirito

Theo yêu cầu của "hadongtran": Ca sĩ Ngọc Lan


Ngọc Lan (28 tháng 12 năm 1956 - 6 tháng 3 2001) là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng. Không chỉ với giọng hát, cô còn được khán giả đặc biệt yêu mến vì tính cách và khuôn mặt khả ái.
Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn.
Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cư tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt đầu sự nghiệp ca hát ở California. Cô lấy nghệ danh Ngọc Lan vì tên thật Thanh Lan trùng với ca sĩ Thanh Lan đã nổi tiếng. Với sự giới thiệu của ca sĩ Duy Quang, cô đã hát tại một số quán cà phê nhạc và các buổi biểu diễn.
 Với chất giọng ngọt ngào, trữ tình, Ngọc Lan nhanh chóng được khán giả biết đến và đã được các trung tâm mời ghi âm, xuất hiện thường xuyên tại vũ trường Ritz. Ngọc Lan đạt được đỉnh cao của tiếng tăm từ khi cộng tác với trung tâm nhạc Mây trên những chương trình video Hollywood Nights, đặc biệt sau khi thực hiện hai chương trình video đặc biệt Như em đã yêu anh và Mặt trời bên kia mùa hạ của đạo diễn Đặng Trần Thức. Ngọc Lan được yêu thích qua nhiều nhạc phẩm nước ngoài lời Việt, như Mưa trên biển vắngDòng sông tuổi nhỏ (La Maritza)... Cô cũng trình bày nhiều ca khúc tiếng Pháp, những nhạc phẩm của Phạm DuyTrịnh Công SơnNgô Thụy MiênĐức Huy... Cô hát ở rất nhiều thể loại nhạc và dòng nhạc, hiện nay theo một số người sưu tầm nhạc, cô đã trình bày trên 800 ca khúc và trên 40 video clip ..
Sau đó Ngọc Lan đột ngột không xuất hiện nữa và tạo nên nhiều tin đồn. Năm 1994 cô xuất hiện trở lại trong một số chương trình, và cũng trong năm đó, Ngọc Lan thành hôn với nhạc sĩ Kevin Khoa.
Sau một thời gian dài bị chứng bệnh đa thần kinh hóa sợi hành hạ và bị hạn chế tầm nhìn, Ngọc Lan trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8 giờ 25 sáng ngày 6 tháng 3năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach, Nam California.
Đám tang của cô được rất đông đảo người ái mộ tham dự. Trong dịp này, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết ca khúc "Vĩnh biệt một loài hoa" để vĩnh biệt cô, có những câu sau :
Người con gái ấy mang tên loài hoa.
Mắt biếc suối trong, mi cong ngọc ngà
Loài hoa yêu ấy, bây giờ đã xa, bây giờ đã xa...
...Ngọc Lan! Ngọc Lan! Sao nỡ ra đi vội vàng.
Ôi! Tiếng kinh đêm cầu hồn, như tiếng ai ca thật buồn.
Ngọc Lan! Ngọc Lan! Vĩnh viễn buông tay phận người.
Thôi hết trăm năm đọa đầy.
Một nấm mồ yên đời đời ...

(Wikipedia)

Vĩnh biệt Một Loài Hoa   Sáng tác : Anh Bằng, hát : Nguyễn Lâm Nguyên


Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Theo yêu cầu của "hadongtran": Ca sĩ Ngọc Lan

Ngọc Lan
Trích nhận xét của blogger "hadongtran":
"...Nghe nhạc Paul Mauriat với anh nó lại gợi nhớ tới 1 nữ ca sĩ xinh đẹp, tài danh mà yểu mệnh: Ngọc Lan! Ôi tiếng Pháp của nàng - điệu đàng mà sang trọng .... trong vắt , nhẹ như sương khói....
Nếu có, xin 1 serie để mọi người cảm PM thấu đáo hơn!
Người ta vẫn nhắc đến cô, vẫn viết về cô, không những thế, người ta vẫn làm những công việc để tưởng nhớ, để nhắc nhở và để phổ biến rộng tới những người khác, những người chưa biết và đã biết về cô, những tác phẩm mà cô đã trình diễn, để thưởng thức, để tiếc nhớ và để lưu lại trong tâm trí chúng ta giọng ca mượt mà, kỹ thuật ca hát hoà lẫn với cảm xúc nghệ sĩ; một người được yêu mến hầu khắp trong giới nghệ sĩ và trong lòng công chúng không chỉ bởi giọng ca mà còn bởi một nhân cách: Ca sĩ Ngọc Lan. 
XEM TIẾP

The Daydream - Dreaming [2003]


Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Lại Paul Mauriat

Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, từ miền Nam những dàn băng cối AKAI, SONY, PANASONIC...và rất nhiều thiết bị âm thanh khác được chuyển ra Hà nội. Lúc đó tại Hà nội những người yêu âm nhạc, những người chơi âm thanh mới có điều kiện tiếp xúc với những thiết bị âm thanh hiện đại và sản phẩm được mang đến từ âm nhạc. Đó là những cuộn băng "cối", những bộ đĩa than của đủ các thể loại âm nhạc từ cải lương, nhạc sến, nhạc hòa tấu...cho đến cổ điển; trong số đó phải kể đến những album của dàn nhạc Paul Mauriat. Và cũng từ đó Paul Mauriat là sự gắn bó, yêu thích của cá nhân và nhiều người yêu nhạc.  Những người yêu âm nhạc ở Hà nội nói riêng, Việt nam nói chung, ít ra với những ai yêu âm nhạc đã từng nghe thì đã chắc chắn ghi vào "bộ nhớ" của mình một bản nhạc nào đó với cái tên Paul Mauriat. Nhạc của Paul Mauriat dễ nhớ, dễ gần gũi với công chúng, nó biến cái "cao siêu bác học" khó nghe của Cổ điển thành dễ nghe với đại chúng, nó biến cái gồ ghề thô ráp, phá phách cục cằn của Rock thành êm dịu mượt mà, trau chuốt cho người khó tính.... bởi sự chuyển soạn, phối âm phối khí của Paul Mauriat. Về Paul Mauriat, chắc rất nhiều người đã viết đã ca ngợi, với tôi nhạc của P Mauriat dễ nghe, dễ nhớ và dễ "yêu" bởi nó len lỏi được vào trái tim của những người yêu nhạc qua chính những giai điệu được thể hiện bằng bộ đàn dây (strings) của dàn nhạc (cảm nhận của cá nhân).
Vào trang ZING.VN thấy phần danh mục các bản nhạc của Paul Mauriat vẫn còn thiếu rất nhiều, chọn ra được một số bài đã được nghe từ hồi 1975, gửi lên đây góp "món".

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

CHUNG KẾT HHTGNV 2010 - Phần thi áo dài - Đoá hoa vô thường

Gửi bác "hadongtran"

Khánh Ly
Vì bác "choáng" với: "ĐHVT và 5 dòng kẻ là ở c/t TV1 (?)- của cuộc thi hoa hậu người Việt vừa rồi" nên đã vô tình "chơi" khó bác TL và cô HT. Với những sáng tác của Trịnh Công Sơn thì Khánh Ly có lẽ là ca sĩ thể hiện tương đối chuẩn. Vậy mời bác nghe tạm. Mong bác vui lòng nha!

ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly


Nguồn: Nhạc của tui

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Igor Krutoy & những bản nhạc

Igor Krutoy, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất và tổ chức âm nhạc nổi tiếng người Nga, là một người thật sự có tài và giàu óc sáng tạo. Ông có trên 100 tác phẩm nổi tiếng ở Nga và hợp tác với nhiều ngôi sao âm nhạc Nga. Ông đã phát hành hơn 30 album, tiêu thụ hơn 20 triệu bản và sáng tác hơn 300 tác phẩm lớn nhỏ.  
Ông được trao tặng huân chương “Vì những cống hiến cho đất nước” vào đúng ngày sinh nhật. Trước đó, năm 1996, ông cũng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân Nga. 

Một số tác phẩm tiêu biểu:
Sad Angel - Thiên thần buồn (Печальный ангел)

 

         "Sad Angel được xem là bản nhạc thành công nhất của Igor Krutoy
         Không cầu kỳ, không tráng lệ bởi kĩ xảo hiện đại, Sad Angel chỉ đơn thuần ghi lại những hình ảnh rất đỗi thường nhật qua ánh mắt của người nhạc sĩ bên khung cửa sổ. Tất cả hiện lên sinh động và đầy xúc cảm. Một cô gái đang chờ người yêu, ông lao công đường phố, người bán dạo, một cô gái xinh đẹp, một tên ăn cắp, người đàn ông sang trọng, một cô gái đang buồn chán, nhóm nhạc dạo... Những hình ảnh vốn rất quen thuộc ấy như mỗi mảnh ghép của cuộc sống, như mỗi nốt nhạc không thể khuyết trong bản hòa tấu của người nghệ sĩ tài hoa. 
         Xem và nghe Sad Angel, lòng người như trùng lại và suy nghĩ dường như chậm hơn. Những cung bậc cảm xúc như nối tiếp nhau: buồn, vui, hạnh phúc, chán nản, thất vọng, vui tươi, xót xa... của hàng loạt số phận mà người nhạc sĩ bắt gặp. 
         Gác lại những bộn bề, toan tính của công việc, Sad Angel khiến trái tim mỗi người tự vấn rằng, liệu có phải mình đã để trôi lãng những khoảnh khắc tưởng như vô nghĩa ấy, nhưng kỳ thực lại giá trị hơn rất nhiều những thứ vật chất khác. 
         Cuộc sống là vô vàn những mảng màu lắp ghép, đôi khi, ta vô tình lãng quên những điều bình dị vốn rất quen thuộc xung quanh, để khi nhận ra, ta biết mình đã để tuột khỏi tay, rồi nuối tiếc, rồi tự chất vấn mình, tự dằn vặt rằng tại sao, tại sao...
         Những niềm vui nho nhỏ, những nỗi buồn mang mác tiếp nối nhau, đan xen những giây phút ấm áp, tươi vui. Giai điệu lúc nhẹ nhàng, trôi nổi, lúc trào dâng, da diết cùng những hình ảnh sinh động và đầy ý nghĩa. 
         Một bản nhạc không hề được sắp đặt, không tiêu tốn thời gian, chỉ vô tình được sáng tác trong một một quán nhỏ, vậy mà khi hình ảnh đã khép lại và âm thanh đã kết thúc, sao dư âm vẫn ám ảnh đến lạ lùng. 
         Nghe Sad Angel, cuộc sống đối với mỗi người thêm quý giá hơn biết bao nhiêu, từng phút giây, từng khoảnh khắc được trân trọng và cảm nhận kỹ càng hơn... 
         Từng nốt nhạc được viết ra như thăng hoa cùng cảm xúc của chàng nhạc sĩ về những cảnh đời trước mắt. Tiếng saxophone hòa lẫn tiếng piano nhịp nhàng và da diết. Không gian trong quán dường như tan biến, chiếc bàn nhỏ trở thành những phím đàn cho ngón tay người nhạc sĩ lướt tinh tế và đầy ngẫu hứng. 
         Igor Krutoy đã diễn như chính con người ông, một nhạc sĩ bắt gặp những hình ảnh đời thường nhưng gợi suy tư, ghi lại bằng âm nhạc và biến thành khúc biến tấu mạnh mẽ, đánh thức những giác quan đang mệt mỏi về vòng xoáy cuộc đời. 
         Sad Angel có không ít nụ cười, thậm chí giai điệu nhiều lúc rộn rã, hân hoan nhưng lắng lại sau cả bản nhạc dường như là những suy tư chất chứa, những băn khoăn, những dấu hỏi về cuộc đời, về khoảnh khắc ngắn ngủi không gọi thành tên. 
         Sad Angel như một thông điệp "Hãy sống và cảm nhận", nhắc nhở mỗi người đôi khi hãy để mình sống chậm hơn một chút để quan sát con người xung quanh, để lắng nghe những âm thanh rất đỗi thân thương, để tìm kiếm những vẻ đẹp bình dị, để gạn bớt những lo toan, vội vã trong tâm trí và để hi vọng về một ngày mai tươi mới. 
         Sad Angel gợi nhớ về lời dặn dò của nhà soạn nhạc Edvard Grieg với cô gái có đôi mắt xanh trong tác phẩm Lẵng quả thông của nhà văn Paustovsky: "Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp". 
         Sad Angel khiến người nghe thêm hi vọng, thêm yêu mến cuộc đời từ những điều gần gũi nhất. Một tâm hồn héo úa gặp bản nhạc Sad Angel như tìm được nụ cười quý giá, như "bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong tim". 
         Sad Angel nói riêng và Igor Krutoy nói chung đã mang tới những khoảnh khắc yên bình, những khoảng lặng suy tư về cuộc sống và niềm tin vào phía trước, bởi "luôn luôn có niềm hy vọng cho người nào bình tâm suy nghĩ về cuộc sống". (Katherine Logan)  
You Are In My September
Không lời
Bản sonata mùa thu
(Tổng hợp từ Internet)

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Песенка про меня - Алла Пугачёва


Автор текста (слов): Дербенев Л.
Композитор (музыка): Зацепин А. 

Кто, не знаю, распускает слухи зря,
Что живу я без печали и забо-о-от,
Что на свете всех удачливее я,
И всегда и во всем мне везет.

Так же, как все, как все, как все,
Я по земле хожу, хожу,
И у судьбы как все, как все,
Счастья себе прошу.
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Счастья себе прошу.

Вы не верьте, что живу я, как в раю,
Что обходит стороной меня беда-а-а,
Точно так же я под вечер устаю,
И грущу, и реву иногда.

Так же, как все, как все, как все,
Я по земле хожу, хожу,
И у судьбы как все, как все,
Счастья себе прошу.
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Счастья себе прошу.

Жизнь меня порой колотит и трясет,
Но от бед известно средство мне одно-о-о,
В горький час, когда смертельно не везет,
Говорю, что везет все равно.

Так же, как все, как все, как все,
Я по земле хожу, хожу,
И у судьбы как все, как все,
Счастья себе прошу.
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Счастья себе прошу.
Да, да, да, да, да, да, да, да,
Счастья себе прошу.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Có những niềm riêng



Sáng tác: Lê Tín Hương

Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợi.

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười.

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất
Như một ngày như mọi ngày
Như vạn ngày không thấy đổi thay.

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.

Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi. 

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

65 Năm chiến thắng Phát xít Đức (1945-2010)

Anh Phú Hoà quan tâm tới ca khúc Nga  về Chiến tranh vệ quốc. Tìm được một chỗ ghi lại đĩa cũ toàn bài hát Xô viết, trưng giao diện ra ờ đây để lấy 'không khí qúa khứ ' mời anh và các bác cùng ghé qua bên đó thưởng thức.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Без меня

(Музыка: Раймонд Паулс - Слова: Илья Резник)

Знаю, милый, знаю, что с тобой
Потерял себя ты, потерял.
Ты покинул берег свой родной,
А к другому так и не пристал.
Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров.
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом.
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто.
Ты найдёшь себя, любимый мой,
И мы ещё споём! (...)

Сколько раз спасала я тебя,
Не могу я больше, не могу!
Но с надеждой, может быть и зря,
Буду ждать на этом берегу.
Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров.
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом.
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто.
Ты найдёшь себя, любимый мой,
И мы ещё споём! (...)

Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров.
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом.
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто.
Ты найдёшь себя, любимый мой,
И мы ещё споём! (...)