Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng |
“Ngay từ khi còn đi học, vụ án Lệ Chi Viên dẫn đến thảm án Nguyễn Trãi cùng ba họ bị tru di, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ bị rơi đầu và oan khuất đã ám ảnh tôi mãi. Năm 2008 tôi được đọc rất nhiều thông tin quí giá và bổ ích về Hai Cụ, đặc biệt cuốn: “Lễ Nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên” - Nhà xuất bản văn hóa Thông tin, năm 2004 do nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, hội chủ “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ” làm chủ biên. Khi nhận được đặt hàng từ Đài truyền hình “Làn sóng Đức” (Deutsche Well thì ý định sáng tác bản nhạc về Lệ Chi Viên trong tôi đã chín, tôi quyết định lựa chọn lối thể hiện Giao hưởng thơ (Poem symphony), viết cho violin và dàn nhạc, với chất liệu âm nhạc dân tộc VN đặc trưng bay bổng trên nền nhạc cổ điển châu Âu”. Đấy là lời thổ lộ chân thành của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng trong buổi lễ đón bằng di tích cấp tỉnh, thành phố tại khu di tích Lệ Chi Viên sáng ngày 15.9.2010 tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Trong 25 ngày, một thời gian ngắn kỷ lục, nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng hoàn thành tác phẩm này. Hiểu và cảm thông sâu sắc với cuộc đời và sự nghiệp cùng nỗi oan của Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Kính trọng danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, một bậc văn võ kiêm toàn và đức độ cùng việc bị tru di ba họ chưa có tiền lệ trong lịch sử đã thổi hồn vào bản giao hưởng của Trần Mạnh Hùng, đặc biệt tính chất bi hùng của vụ án rất thích hợp với nhạc giao hưởng.
Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia được mời tham dự “Ngày hội Beethoven” tại Đức (diễn ra từ 4/9 - 3/10/2009) và bản giao hưởng Lệ Chi Viên đã hoàn toàn chinh phục những khán giả khó tính nhất của Cộng hòa liên bang Đức. Xuyên suốt tác phẩm là tiếng violin solo diễm lệ của nghệ sĩ tài năng Bùi Công Duy, minh họa cho tiếng lòng của Nguyễn Thị Lộ khiến khán giả lặng đi và rơi nước mắt. Cuộc đời anh hùng và bi tráng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cùng số phận oan khiên của Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ gắn với một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta được tái hiện sống động.
Đánh giá thành công của những đêm diễn của dàn nhạc Việt Nam với bản giao hưởng Lệ Chi Viên, không chỉ là những tràng vỗ tay nồng nhiệt của 1.700 khán giả Bonn mỗi đêm và 2.200 khán giả ở Berlin mà các báo của Cộng hòa Liên bang Đức ngày đó không tiếc lời ca ngợi.
Phát biểu trong buổi lẽ đón bằng di tích cấp tỉnh, thành phố tại khu di tích Lệ Chi Viên ngày 15.9.2010 tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng xúc động thổ lộ: “Khi nhận được vé bay sang Đức tham gia biểu diễn, trong khuôn khổ của “The Orchestra Campus” (dự án dành riêng cho những dàn nhạc giao hưởng trẻ trên toàn thế giới), kênh truyền hình đối ngoại của Đức - Deutsche Welle (DW) mời tôi sáng tác một tác phẩm giao hưởng đương đại, mang hơi thở VN với độ dài 10 phút. Thật tình cờ, ngày chúng tôi rời VN sang Đức và ngày trở về VN đúng vào thời gian tưởng niệm ngày xảy ra vụ án lịch sử này từ mấy trăm năm trước. Tôi cho đó cũng là mối duyên: phải chăng các cụ phù hộ cho, thế là tôi đến đền thờ Nguyễn Trãi kính cáo và khi trở về Việt Nam lại đến tạ ơn các cụ”. Câu chuyện như có đôi chút tâm linh nhưng làm tất cả những người có mặt vô cùng xúc động. Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, hội chủ “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ” đã gần 30 năm nay lặn lội đi vận động hội thảo minh oan cho hai cụ, xây đền dựng tương hai cụ đã không cầm được nước mắt: “Chính những trang lịch sử oai hùng của dân tộc ta, chính cuộc đời, tài năng và sự nghiệp lớn lao, cùng đức độ vằng vặc như sao khuê của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã chắp cánh cho tài năng của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng bay bổng, thăng hoa, giúp nhạc sỹ có được thành công vang dội trên đất nước Cộng hòa liên bang Đức. Hôm nay dưới suối vàng, chắc các cụ cùng ba họ cũng mỉm cười trước tấm lòng của con cháu. Chúng tôi vô cùng biết ơn nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng đã góp phần vinh danh hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ trên đất Đức, làm cho thế giới hiểu về Việt Nam hơn”.
Phát biểu trong buổi lẽ đón bằng di tích cấp tỉnh, thành phố tại khu di tích Lệ Chi Viên ngày 15.9.2010 tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng xúc động thổ lộ: “Khi nhận được vé bay sang Đức tham gia biểu diễn, trong khuôn khổ của “The Orchestra Campus” (dự án dành riêng cho những dàn nhạc giao hưởng trẻ trên toàn thế giới), kênh truyền hình đối ngoại của Đức - Deutsche Welle (DW) mời tôi sáng tác một tác phẩm giao hưởng đương đại, mang hơi thở VN với độ dài 10 phút. Thật tình cờ, ngày chúng tôi rời VN sang Đức và ngày trở về VN đúng vào thời gian tưởng niệm ngày xảy ra vụ án lịch sử này từ mấy trăm năm trước. Tôi cho đó cũng là mối duyên: phải chăng các cụ phù hộ cho, thế là tôi đến đền thờ Nguyễn Trãi kính cáo và khi trở về Việt Nam lại đến tạ ơn các cụ”. Câu chuyện như có đôi chút tâm linh nhưng làm tất cả những người có mặt vô cùng xúc động. Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, hội chủ “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ” đã gần 30 năm nay lặn lội đi vận động hội thảo minh oan cho hai cụ, xây đền dựng tương hai cụ đã không cầm được nước mắt: “Chính những trang lịch sử oai hùng của dân tộc ta, chính cuộc đời, tài năng và sự nghiệp lớn lao, cùng đức độ vằng vặc như sao khuê của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã chắp cánh cho tài năng của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng bay bổng, thăng hoa, giúp nhạc sỹ có được thành công vang dội trên đất nước Cộng hòa liên bang Đức. Hôm nay dưới suối vàng, chắc các cụ cùng ba họ cũng mỉm cười trước tấm lòng của con cháu. Chúng tôi vô cùng biết ơn nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng đã góp phần vinh danh hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ trên đất Đức, làm cho thế giới hiểu về Việt Nam hơn”.
Còn nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng hứa sẽ in bản giao hưởng này dành tặng cho “Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ” cùng những ngôi đền thờ hai cụ, để bản nhạc mỗi khi vang lên là một lời tri ân với hai cụ cùng những người anh hùng đã xả thân vì nước.
Trần Vân Hạc
Nghe bản công diễn lần đầu tại Bonn với Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Nhạc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Clair Levacher TẠI ĐÂY.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.