Nhạc sĩ người Đức Christoph Willibald Gluck (1714 - 1787) là một nhà cải cách opera vĩ đại.
Thời gian đầu ông sống ở Milan và đã sáng tác khá nhiều vở opera tại đây. Những vở opera này đã đem lại danh tiếng cho ông và năm 1745, ông lên đường sang London và gặp gỡ Handel. Tuy nhiên, Handel tỏ ra không quan tâm đến opera của Gluck.
Thất bại, Gluck buồn chán rời nước Anh đi nghiên cứu âm nhạc của hầu hết các nước châu Âu và rồi định cư tại Vienna từ năm 1750. Chính trong quãng thời gian này, Gluck đã tiếp thu tư tưởng của phong trào Khai sáng và từ đó ông nung nấu ý định cải cách opera vì Gluck nhận thấy rằng trong thời kì này, các vở opera đã trở nên rập khuôn và thiếu sâu sắc.
Năm 1761, Gluck đã may mắn có dịp gặp gỡ và làm quen với nhà thơ Ranicro Calzabigi và 2 người bạn tâm đầu ý hợp này đã cùng nhau viết vở opera Orfeo ed Euridice. Năm 1762, vở opera được công diễn lần đầu tại Vienna. Đây đã trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu một bước tiến mới trong việc cải cách opera. Orfeo ed Euridice có những điểm khác biệt cơ bản với những vở opera trước đó, Orfeo ed Euridice là một lời tuyên chiến quyết liệt với sự hào nhoáng bề ngoài và xu hướng mua vui của giới quý tộc.
Gluck đã phát triển opera theo hướng biểu lộ nhiều cảm xúc trong ca từ và âm nhạc nhưng nghiêm cấm lối hát hoa mĩ, lợi dụng kĩ xảo của các ca sĩ thời kì đó. Ông bắt các ca sĩ phải hát đúng như yêu cầu trong tổng phổ. Quan niệm sáng tác của Gluck là hướng đến những gì chân thật nhất, tự nhiên nhất như chính những gì mà cuộc sống vốn có.
Trong các tác phẩm của mình, Gluck chuyên tâm vào thế giới nội tâm của nhân vật và âm nhạc phụ thuộc vào tính kịch. Gluck cũng là người đầu tiên đưa một số giai điệu của opera vào trong phần overture, điều này giúp cho overture trở thành phần dự báo và giúp cho thính giả nắm được chủ đề cơ bản của vở opera. Gluck có ảnh hưởng rõ rệt với Mozart, Weber, Berlioz và Wagner sau này.
Sau sự thành công của Orfeo ed Euridice, Gluck tiếp tục sáng tác nhiều vở opera khác như Alceste (1767) hay Iphigénie en Aulide (1774) nhưng bị những người theo phe bảo thủ phản ứng dữ dội khiến nhạc sĩ bị tổn thương và sau năm 1780, Gluck hoàn toàn không sáng tác opera nữa. Tuy nhiên tinh thần vĩ đại của Gluck được nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai trò lịch sử của ông đã được chính thức thừa nhận.
Thời gian đầu ông sống ở Milan và đã sáng tác khá nhiều vở opera tại đây. Những vở opera này đã đem lại danh tiếng cho ông và năm 1745, ông lên đường sang London và gặp gỡ Handel. Tuy nhiên, Handel tỏ ra không quan tâm đến opera của Gluck.
Thất bại, Gluck buồn chán rời nước Anh đi nghiên cứu âm nhạc của hầu hết các nước châu Âu và rồi định cư tại Vienna từ năm 1750. Chính trong quãng thời gian này, Gluck đã tiếp thu tư tưởng của phong trào Khai sáng và từ đó ông nung nấu ý định cải cách opera vì Gluck nhận thấy rằng trong thời kì này, các vở opera đã trở nên rập khuôn và thiếu sâu sắc.
Năm 1761, Gluck đã may mắn có dịp gặp gỡ và làm quen với nhà thơ Ranicro Calzabigi và 2 người bạn tâm đầu ý hợp này đã cùng nhau viết vở opera Orfeo ed Euridice. Năm 1762, vở opera được công diễn lần đầu tại Vienna. Đây đã trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu một bước tiến mới trong việc cải cách opera. Orfeo ed Euridice có những điểm khác biệt cơ bản với những vở opera trước đó, Orfeo ed Euridice là một lời tuyên chiến quyết liệt với sự hào nhoáng bề ngoài và xu hướng mua vui của giới quý tộc.
Gluck đã phát triển opera theo hướng biểu lộ nhiều cảm xúc trong ca từ và âm nhạc nhưng nghiêm cấm lối hát hoa mĩ, lợi dụng kĩ xảo của các ca sĩ thời kì đó. Ông bắt các ca sĩ phải hát đúng như yêu cầu trong tổng phổ. Quan niệm sáng tác của Gluck là hướng đến những gì chân thật nhất, tự nhiên nhất như chính những gì mà cuộc sống vốn có.
Trong các tác phẩm của mình, Gluck chuyên tâm vào thế giới nội tâm của nhân vật và âm nhạc phụ thuộc vào tính kịch. Gluck cũng là người đầu tiên đưa một số giai điệu của opera vào trong phần overture, điều này giúp cho overture trở thành phần dự báo và giúp cho thính giả nắm được chủ đề cơ bản của vở opera. Gluck có ảnh hưởng rõ rệt với Mozart, Weber, Berlioz và Wagner sau này.
Sau sự thành công của Orfeo ed Euridice, Gluck tiếp tục sáng tác nhiều vở opera khác như Alceste (1767) hay Iphigénie en Aulide (1774) nhưng bị những người theo phe bảo thủ phản ứng dữ dội khiến nhạc sĩ bị tổn thương và sau năm 1780, Gluck hoàn toàn không sáng tác opera nữa. Tuy nhiên tinh thần vĩ đại của Gluck được nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai trò lịch sử của ông đã được chính thức thừa nhận.
(Nguồn: nhaccodien.info)
Opera "Orfeo ed Euridice" - Muti/WPh (2010Live)