Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

HAPPY HAPPY NEW YEAR

GAN chúc các bạn một năm mới hạnh phúc 


Happy Happy New Year
Another reason to rejoice is here
52 weeks to make your heart sing
And see what four new seasons will bring.

Happy Happy New Year
Toss out bad memories by their ear
Gather up new ones in a bouquet
Ring out the old ring in a new day.

Happy Happy New Year
Our resolutions now we will hear.
If we could all run toward the light
So many wrongs could be put right.

Happy Happy New Year
Let's not forget about the things
That we're so lucky to have in our lives
Our sons and daughters, husbands and wives.

Happy Happy New Year
Let there be summer, let there not be fear.
The clouds will pass over our heads,
And let the sun shine on us instead.

Happy Happy New Year
Another opportunity is here
To just believe in what we can be
And see our dreams become reality


*******
Bài hát HAPPY HAPPY NEW YEAR có nguồn gốc từ bài hát Pháp BONNE ET HEUREUSE ANNEE được trình diễn bởi nhóm THE FANTASTIKIDS. Lời tiếng Pháp của Jean Nô và Christine Khandjian. Lời tiếng Anh của ca sĩ người Mỹ hiện đang sống ở Pháp Barbara Scaff. 

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Luciano Pavarotti Christmas songs

"Một đoạn video hiếm. Video này của Luciano Pavarotti, tôi giữ nó trong nhiều năm qua, trên máy tính của tôi, và tôi quyết định để khôi phục lại hình ảnh và đồng bộ hóa của âm thanh, thêm một số hiệu ứng và sau đó tải nó trên You Tube. Là một món quà cho bạn, với hy vọng rằng bạn có thể hưởng một kỳ nghỉ Giáng sinh vui vẻ.
Trân trọng,
Angelo"


Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Пойте, гусли!


                         "Пойте, гусли, гусли звонкие,
                      Про тоску-печаль мою, 
                      Как головушку я буйную 
                      Пред бедой грозой склоню. 
                      Полюбилась парню девица, 
                      С ней он ночки коротал, 
                      Пронеслось всё, как метелица, 
                      И разлуки час настал. 

                      Ой, вы, гусли, гусли звонкие, 
                      Вы напомните-ка мне, 
                      Как певал я песни звонкие 
                      На родимой стороне. 
                      Про житье моё, про волюшку, 
                      Про горячую любовь, 
                      Про счастливую ту долюшку, 
                      Не вернуть чего уж вновь. 

                      И наладил добрый молодец 
                      Гусли он в последний раз, 
                      Песня русская широкая 
                      Как потоком разлилась. 
                      Задрожали струны звонкие 
                      И с рыданьем порвались, 
                      Песня смолкла, слёзы горькие 
                      И зачем на грудь лились."

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Nghe Lộc Vàng hát

         Biết ông qua bài "Có một tình yêu như thế" do anh TL kéo link về, rồi xem phóng sự "Thăm Cafe Lộc vàng" của anh VNQ sau khi anh và anh HDT tới thăm quán, vẫn phân vân tự hỏi không hiểu giọng hát của ông ra sao. Nhờ có link anh BH gửi mới được nghe. Thực sự ngạc nhiên, sau bao biến cố thăng trầm, người đàn ông ở tuổi gần 70 đó vẫn giữ được giọng hát truyền cảm. Giới thiệu một số bài hát do bạn yêu nhạc đăng lên YouTube.

Tâm sự của ông và tác phẩm Niệm Khúc Cuối  - tại Lộc Vàng Cafe, 6-6-2011 Guitarist: Quốc Linh (con trai ông)
Gửi gió cho mây ngày bay  - tại Thủy Tiên Quán (17A đường Ven Hồ Thụy Khuê), 24-11-2007 
Gửi người em gái miền Nam - tại Lộc Vàng Cafe, 5-8-2010
Ai về sông Tương của Thông Đạt - tại Thủy Tiên Quán, ven Hồ Tây, Hà Nội
Lá thư của Đoàn Chuẩn và Từ Linh tại Thủy Tiên Quán, 24-11-2007 
Tìm về kỷ niệm  - tại Lộc Vàng Cafe, 30-8-2010
Đêm đông của Nguyễn Văn Thương
Bây giờ tháng mấy của Từ Công Phụng - 18-6-2012 
Tâm Sự của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Sumi Jo

          Sumi Jo sinh ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Mẹ cô là một nghệ sĩ piano và ca sĩ nghiệp dư. 
          Từ nhỏ, Sumi Jo đã được làm quen và yêu thích âm nhạc. Cô đã được dạy những bài tập âm nhạc cơ bản tại gia đình. Năm 1976, Sumi Jo học trường nghệ thuật Sun Hwar và tốt nghiệp năm 1980 về thanh nhạc và piano. Cô hoàn thành việc học nhạc tại trường đại học tổng hợp Seoul từ năm 1980 đến 1983. Cô tham gia nhiều cuộc thi thanh nhạc sau đó. Cô có buổi diễn đầu tiên với Van Susanna trong vở Đám cưới của Figaro của Mozart. Cuối năm 1983, cô rời Hàn Quốc đi học Accademia di Santa Cecilia ở Roma, Ý. Cô học 2 giảng viên là Carlo Bergonzi, Giannella Borelli. Sau đó, cô được giọng nữ cao kỳ cựu Elisabeth Schwarzkopf dẫn dắt tham gia nhiều cuộc thi, nhiều buổi đơn ca. Năm 1986, Sumi Jo và giọng nữ trung Cecilia Bartoli được nhạc trưởng danh tiếng Herbert von Karajan hướng dẫn. 
          Năm 1990, cô có buổi ra mắt tại nhà hát opera Chicago với vai Gilda trong opera Rigoletto của Verdi. Sau đó, cô diễn vai Oscar trong vở "Un ballo in Maschera" cùng với Placido Domingo tại Salzburg Festival năm 1987. Sau đó, cô diễn lại vai Gilda tại nhà hát Metropolitan trong gần 10 năm. Năm 1990, cô diễn vai Nữ hoàng Đêm tối trong vở "Cây sáo thần" của Mozart. Buổi diễn thành công vang dội. Sau đó, cô diễn thêm vai Lucia trong vở "Lucia di Lamemmoor" của Donizetti. Thành công nối tiếp thành công, cô diễn nhiều vai trong những vở opera khác như Violetta  trong "Trà hoa nữ" (Verdi), "Rượu tình" (Donizetti), "Dinorah" (Meyerbeer). 
          Không chỉ bó hẹp trong dòng nhạc cổ điển, Sumi Jo còn biểu diễn nhiều bản nhạc Jazz, Ballad như "Besame Mucho" Năm 2002 và 2008, Sumi Jo vinh dự được hát chào mừng World Cup 2002 tại Seoul và Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 với aria "Sempre Libera" trong vở "Trà hoa nữ" của Verdi.
(Nguồn: wikipedia)
Libera - Sumi Jo

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Sumi Jo - Ave Maria (Caccini)

Sumi Jo - Ave Maria (Caccini) - Live Seoul 2004

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Christoph Willibald Gluck

         Nhạc sĩ người Đức Christoph Willibald Gluck (1714 - 1787) là một nhà cải cách opera vĩ đại. 
         Thời gian đầu ông sống ở Milan và đã sáng tác khá nhiều vở opera tại đây. Những vở opera này đã đem lại danh tiếng cho ông và năm 1745, ông lên đường sang London và gặp gỡ Handel. Tuy nhiên, Handel tỏ ra không quan tâm đến opera của Gluck. 
         Thất bại, Gluck buồn chán rời nước Anh đi nghiên cứu âm nhạc của hầu hết các nước châu Âu và rồi định cư tại Vienna từ năm 1750. Chính trong quãng thời gian này, Gluck đã tiếp thu tư tưởng của phong trào Khai sáng và từ đó ông nung nấu ý định cải cách opera vì Gluck nhận thấy rằng trong thời kì này, các vở opera đã trở nên rập khuôn và thiếu sâu sắc. 
         Năm 1761, Gluck đã may mắn có dịp gặp gỡ và làm quen với nhà thơ Ranicro Calzabigi và 2 người bạn tâm đầu ý hợp này đã cùng nhau viết vở opera Orfeo ed Euridice. Năm 1762, vở opera được công diễn lần đầu tại Vienna. Đây đã trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu một bước tiến mới trong việc cải cách opera. Orfeo ed Euridice có những điểm khác biệt cơ bản với những vở opera trước đó, Orfeo ed Euridice là một lời tuyên chiến quyết liệt với sự hào nhoáng bề ngoài và xu hướng mua vui của giới quý tộc. 
         Gluck đã phát triển opera theo hướng biểu lộ nhiều cảm xúc trong ca từ và âm nhạc nhưng nghiêm cấm lối hát hoa mĩ, lợi dụng kĩ xảo của các ca sĩ thời kì đó. Ông bắt các ca sĩ phải hát đúng như yêu cầu trong tổng phổ. Quan niệm sáng tác của Gluck là hướng đến những gì chân thật nhất, tự nhiên nhất như chính những gì mà cuộc sống vốn có. 
         Trong các tác phẩm của mình, Gluck chuyên tâm vào thế giới nội tâm của nhân vật và âm nhạc phụ thuộc vào tính kịch. Gluck cũng là người đầu tiên đưa một số giai điệu của opera vào trong phần overture, điều này giúp cho overture trở thành phần dự báo và giúp cho thính giả nắm được chủ đề cơ bản của vở opera. Gluck có ảnh hưởng rõ rệt với Mozart, Weber, Berlioz và Wagner sau này. 
         Sau sự thành công của Orfeo ed Euridice, Gluck tiếp tục sáng tác nhiều vở opera khác như Alceste (1767) hay Iphigénie en Aulide (1774) nhưng bị những người theo phe bảo thủ phản ứng dữ dội khiến nhạc sĩ bị tổn thương và sau năm 1780, Gluck hoàn toàn không sáng tác opera nữa. Tuy nhiên tinh thần vĩ đại của Gluck được nhiều nhạc sĩ sau này tiếp thu và vai trò lịch sử của ông đã được chính thức thừa nhận.
(Nguồn: nhaccodien.info)
Melodie From "Orfeo Ed Euridice
(Dance Of The Blessed Spirits)
Violin: JOSHUA BELL
Opera "Orfeo ed Euridice" - Muti/WPh (2010Live)

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Xuất xứ một bản nhạc

         Chiều CN thư giãn bằng một CD album của Paul Mauriat, trong đó có một bản rất quen thuộc, nghe nhạc của Paul Mauriat đã quá nhiều nhưng lại không rõ được nguồn gốc của bản này, nghe chừng cũng "ấm ách".
        Thường PM hay chọn những tác phẩm cổ điển, những bản nhạc, nhạc phim có giai điệu hay dễ cảm nhận, hoặc những bài hát nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng...rồi phối âm phối khí soạn cho dàn nhạc bán cổ điển của ông trình diễn. Với số lượng đồ sộ các bản nhạc được ông chuyển soạn như vậy, có nhiều tác phẩm, người nghe dễ nhận biết nguồn gốc xuất xứ, nhưng cũng có rất nhiều bản người nghe chỉ biết cảm nhận qua giai điệu, mà không biết rõ xuất xứ của nó. Không phải ai cũng có thể biết rõ và biết hết được nguồn gốc những tác phẩm phối khí của Paul Mauriat. Một trong số đó là bản Schindler's List đã được Paul Mauriat chuyển soạn cho dàn nhạc của ông trình diễn. Nhờ bác "Gúc" biết được "Schindler's List" chính là tên một bộ phim của Đạo diễn Steven Spielberg dựa trên tiểu thuyết "Schindler's Ark" của Thomas Keneally, phần nhạc của phim do John Williams soạn:
         "Schindler's List" là một bộ phim truyện sản xuất năm 1993 của Hoa Kỳ về Oskar Schindler, một nhà kinh doanh người Đức đã bảo vệ cuộc sống của hơn một nghìn người Do Thái Ba Lan trong nạn diệt chủng Holocaust bằng cách đưa họ vào làm trong các nhà máy của mình. Bộ phim đã được Steven Spielberg đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết Schindler's Ark của Thomas Keneally.
         Bộ phim thành công trên phương diện doanh thu và nhận 7 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, và Nhạc phim gốc hay nhất, cũng như rất nhiều giải thưởng khác. Trong năm 2007, viện điện ảnh Hoa Kỳ AFI xếp hạng phim đứng thứ tám trong danh sách 100 phim hay nhất của Hoa Kỳ trong mọi thời đại (lên một bậc so với danh sách năm 1998)". (Theo Wiki)
         Hãy nghe và cảm nhận "Schindler's List" qua tiếng đàn của nghệ sĩ violin Katica Illenyi trình diễn. Bác nào hay mất ngủ thay bằng thuốc này cũng hiệu nghiệm lắm.
         Hưởng lợi từ Internet. Rất cảm ơn bác "Gúc"!

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Cuối tuần nghe giao hưởng cho "hoành tráng"


"BẢN GIAO HƯỞNG THẾ GIỚI MỚI" (New World Symphony)


Trình bày: Dàn nhạc giao hưởng Dublin
Chỉ huy: Derek Gleeson
Dvorak
         Là bản giao hưởng do Antonin Dvorak viết vào năm 1893 trong quãng thời gian ông ở Hoa Kỳ (1892 - 1895). New World Symphony đã vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng cùng thời, tác phẩm đã làm rung động hàng triệu con tim khắp thế giới... Những tác phẩm giao hưởng của ông thuộc vào đỉnh cao của nhân loại. Tên chính thức của nó là Bản giao hưởng số 9 “From the New World” nhưng thường được biết đến với cái tên “New World Symphony”
Nghe NEW WORLD SYMPHONY bản đầy đủ 
Gồm 4 chương:
I. Adagio
II. Largo
III. Scherzo
IV. Allegro con fuoco

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

50 năm «Love me do», bài hát đầu tiên của Beatles

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

"The Blue Danube" đã ra đời thế nào?

         “Nhạc sĩ thiên tài Johann Strauss sống trong tình yêu vô bờ của vợ, một tình yêu đằm thắm, sâu sắc, dịu ngọt, đầy bổn phận và nghĩa cử bao dung. Một ngày bà phát hiện ông chồng bay bổng như đi trên mây, tìm hiểu, bà biết, ông đang lạc vào tình yêu mới với một cô gái trẻ trung xinh đẹp từ xa tới.       

         Một buổi sáng, bà tìm đến khách sạn, gõ cửa phòng cô nhân tình của chồng. Cô gái trẻ sững sờ, tưởng được chạy rơi vào cánh tay cuồng si của chàng, thay vào đó là lại là vợ chàng xuất hiện. Cô chờ đợi, chờ những tiếng rít của ghen tuông sẽ quật nát không khí nôn nao...

         Nhưng không một tiếng ca thán, quý bà nói lời cám ơn cô gái đã làm cho chồng mình hạnh phúc và dặn cô hãy chú ý đến bệnh phổi của ông, hãy mặc thêm áo ấm cho ông mỗi khi trời tối. Cô chưa hết bàng hoàng thì bà đã tạm biệt, đóng cửa rồi đi. Cô khóc, vì yêu, vì xót, và vì những điều gì hơn thế nữa... Chợt cô tỉnh ra, chạy ra cửa để nhìn theo quý bà. Đúng lúc, quý bà ra đến cửa khách sạn, tất cả những gì cao thượng bà đã "cất cánh" hết để nói cho cô gái, giờ đây đúng lúc toàn bộ gánh nặng của cơn đau trần gian đè lên trái tim bà ... Bà lảo đảo ngã quỵ...

         Không cần suy nghĩ nhiều hơn, cô gái thu xếp va li để ra đi, bởi cô không thể có mặt thêm làm tổn thương một người phụ nữ cao thượng đến vậy. Anh chồng đến khách sạn gặp người yêu, đúng lúc gặp vợ ngất xỉu, anh liền lo lắng đưa bà vợ đi bệnh viện. Khi liều thuốc hồi sức đầu tiên vừa kịp làm người vợ thức tỉnh, thì bà xin lỗi ông đã tự tìm gặp cô gái ... Thế là chàng Strauss phóng ngay đến khách sạn, nhưng nàng đã ra đi. Chàng đuổi theo, ra đến cảng, thì vừa lúc con tàu rúc còi rời bến... Strauss đứng như trời trồng, đau khổ tột cùng, nhưng ông thấy mình hạnh phúc vô biên, ông đã được hai người phụ nữ xứng đáng yêu, cả hai đều cao thượng, và đều biết hy sinh tâm hồn vị kỷ...

         Và trên bến sông, tâm hồn ông tuôn trào thành một giai điệu ngây ngất của tình yêu, bản Danube xanh sau này được nhiều người coi là vua của các bản nhạc Valse”
Theo vietnamdancesport.net
"The Blue Danube" Trình bày: Dàn nhạc Vienna Philharmonic


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Yêu Thương Mong Manh


Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

"Sài Gòn có góc phố" - Sáng tác "cũ" nhưng mà mới

 "Thuổng" từ Bạn Trỗi K5
Một sáng tác của bác Ba Chai được thu tại studio Lam Quân (Sài Gòn) do Như Ý trình bày.


Còn đây là bản cũ đã được trình bày tại Út Trỗi do Hằng Nga thu âm tại studio Thanh Phương (Hà Nội, 2/2008).

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Thăm Cafe Lộc vàng

a HDT với a Lộc
         Hẳn những ai lứa U60 sống ở Hà nội còn nhớ vào đầu năm 1971 có phiên toà "xét xử công khai vụ văn hoá đồi truỵ" do Toán Xồm chủ mưu! Vậy vụ án này như thế nào? 
         Lúc đó tôi mới qua tuổi 14 một chút, cái thời buổi thông tin bưng bít, báo chí không đăng một chút tin tức nào về vụ án này, chỉ được nghe qua tin "vỉa hè", nên cũng chẳng hình dung được mức độ "đồi trụy" như thế nào? Chỉ biết có sự kiện như vậy. Sau này nhờ có mạng mới biết được tường tận vụ án qua MỘT VỤ ÁN VĂN NGHỆ của nhạc sĩ TÔ HẢI. Anh Lộc "vàng" cũng là một bị cáo trong vụ án này.  
         Mọi người đã biết về anh Lộc qua câu chuyện: Có một tình yêu như thế mà bác Tuấn Linh đã đăng. 
         Sáng qua tôi với bác "hadongtran" hẹn nhau cafe tại quán anh Lộc, câu chuyện về anh Lộc trên mạng đã được nhắc đến nhiều, chúng tôi không có ý định làm một "phóng sự" về anh, chỉ muốn đến trò chuyện, chia sẻ cùng anh về những đoạn đời khó khăn mà anh đã trải qua, mong anh tìm được sự cảm thông của những người mến mộ, qua những câu chuyện về đời anh. 
         Ở anh, qua tiếp xúc, thấy anh rất tự hào về sự đam mê ca hát dòng nhạc một thời bị cho là "phản động đồi trụy", cái thời mông muội ấu trĩ và cực tả.
Anh Lộc
         Khi trò chuyện, mỗi lần nhắc đến người vợ quá cố, giọng anh chùng lại, mắt ngấn nước trực tuôn trào. Hình ảnh người vợ yêu quí của anh quá lớn, giờ chắc chẳng người phụ nữ nào có thể bước được vào cuộc đời anh nữa. 
         Anh kể: "Sau khi ra tù, anh vẫn đi hát, mỗi lần đi hát như vậy, lần nào chị cũng bế con nhỏ đi theo. Có người nói, con nhỏ như vậy ở nhà mà chăm con chứ đi theo làm gì, chị trả lời: "Đi để biết lỡ người ta có bắt anh ấy, còn biết chỗ mà đi thăm nuôi"
         Niềm đam mê ca hát của anh luôn có chị làm chỗ dựa vững chắc. Anh rất tâm đắc và mãn nguyện cho đến giờ vẫn giữ được sự say mê ca hát dòng nhạc tiền chiến. 
         Trong câu chuyện hôm qua anh luôn nhắc đến người bạn, người anh Phan Thắng Toán tức Toán "xồm" nhân vật chính của vụ án với một sự kính trọng và lòng thương cảm. 
         Ra tù Toán "xồm" mất hết, không tiền bạc, không nhà cửa, không gia đình. Về cuối đời, cuộc sống của anh Toán hoàn toàn suy sụp, sống lang thang vạ vật vỉa hè, không nơi nương tựa, nghiện rượu nặng để rồi chết nơi "đầu đường xó chợ". 
         Đúng là số phận một kiếp người, một nghệ sĩ tài hoa sinh ra không đúng thời. 
         Anh Lộc cho xem và được phép chụp lại toàn bộ số ảnh về anh Toán trước khi mất một tuần do nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán chụp. 
Kịch bản phóng sự
         Nghe anh nói chương trình truyền hình công an làm phóng sự về anh với tựa đề: "Phía sau bản án" chưa biết thời gian phát hình là bao giờ. 
         Đến quán nhạc của anh, như anh khẳng định: "Chỉ được phép hát dòng nhạc tiền chiến mà thôi"
         Chuyện về cuộc đời của anh Lộc có lẽ ngồi hết ngày cũng chưa hết. 11h giờ trưa chúng tôi xin phép, hẹn ngày thăm lại, có dịp đến nghe anh hát.

Đọc thêm: Cuộc đời anh Lộc qua cuộc phỏng vấn này




Trong khi trò chuyện, người hâm mộ liên tục gọi điện hỏi thăm lịch biểu diễn của quán nhạc.



Chị Mai, vợ anh Lộc, và con gái
(Chụp lại ảnh gia đình)





Phan Thắng Toán tức Toán "xồm" và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán



 Toán "xồm" sau khi ra tù
(Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
Toán "xồm" với cuộc sống nơi vỉa hè. Người mặc áo trắng châm thuốc cho Toán "xồm" là anh Lộc. Mấy bức ảnh về anh Toán "xồm" được chụp trước khi anh mất 1 tuần. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Có một tình yêu như thế


Lộc Vàng:10 năm chăm vợ đau, 100 đêm khóc vợ mất

24/08/2012 14:44:42
(Kienthuc.net.vn) - Một ngày mưa mờ xám, cô độc ngồi một góc nhìn ra hồ Tây, một buổi trưa hầm hập nắng, giữa ngổn ngang bàn ghế, kể cả khi đang cầm micro hát giữa đám đông, cứ nghĩ đến vợ là ông khóc. Người yêu dấu khi xưa đợi ông 8 năm trời ở tù ra để cưới nay đã 10 năm nằm giữa cánh đồng, dưới nắng mưa, dưới nền đất lạnh.
Cứ nghĩ đến vợ là ông khóc, Lộc vàng - 10 năm không khóc cạn được nước mắt.

( đọc toàn bài )

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Komm lieber Mai

Sáng nay sau khi làm xong 1 audio CD nhạc Việt nam. Khi nghe lại "Mùa xuân đầu tiên" của Văn Cao, chợt nhớ đến KHÁT VỌNG MÙA XUÂN của Wolfgang Amadeus Mozart cũng với điệu valse (chỉ khác một chút về nhịp) "Khát vọng mùa xuân" viết cho thiếu nhi đã được nhạc sĩ Tô Hải chuyển sang  lời Việt. Những năm 60-70 của thế kỷ trước, hầu như ai cũng ít nhất đã từng một lần nghe bài hát này.
Bài hát có tên gốc là Komm lieber Mai, und mache. Mozart sáng tác dựa trên lời thơ của Christian Adolf Overbeck (1755-1821). Bài hát có giai điệu đẹp, trong sáng, viết theo nhịp 3/4 tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Lời ca diễn tả những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên, âm nhạc gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. "Khát vọng mùa xuân" đã trở thành quen thuộc đối với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt nam.
Nana Mouskouri - Komm Lieber Mai
Barbara Bonney Geoffrey Parsons - Komm Lieber Mai

Lời tiếng Đức

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Vén màn bí mật nhạc Ðoàn Chuẩn - Từ Linh

         Tên tuổi của Đoàn Chuẩn - Từ Linh từ lâu đã được khẳng định là một trong những “cây đại thụ” của nhạc trữ tình, tiền chiến Việt Nam. Thế nhưng, phía sau những nhạc phẩm của bộ đôi này vẫn còn nhiều ẩn số mà gần đây ít nhiều những bí mật đã dần dần được giải mã, đem đến những bất ngờ thú vị cho công chúng và cả giới nhạc.

Đoàn Chuẩn (bên phải) và Từ Linh năm 1950.

         Xuất hiện từ những năm 40 thế kỷ trước, ngay từ những nhạc phẩm đầu tiên như Ánh trăng mùa thu (1947), Tình nghệ sĩ, Lá thư (1948)..., nhạc Việt đã biết đến bộ đôi tác giả Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Nếu Đoàn Chuẩn đã được biết đến là một nghệ sĩ ghi-ta Hawaii và sáng tác nhạc thì Từ Linh vẫn là một nghệ danh xa lạ. Suốt nhiều năm qua, người đoán dò Từ Linh là một bóng hồng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, người lại đặt giả thuyết Từ Linh là bút danh khác của Đoàn Chuẩn và có cả những nghi vấn cho rằng Từ Linh có thể là người viết lời cho nhạc phẩm Đoàn Chuẩn? Gần đây, trong các chương trình làm về Đoàn Chuẩn - Từ Linh do chương trình Con đường âm nhạc - VTV3 và chương trình Chân dung - VTV HD1, với những bộc bạch của người thân nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, bí mật về bộ đôi tác giả này đã được hé lộ. 

         Theo nhạc sĩ Đoàn Đính, con trai cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì Từ Linh là một người bạn tri âm của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Vốn là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, Từ Linh không trực tiếp tham gia sáng tác nhạc hay viết lời cho ca khúc mà ông chính là “khán thính giả” đầu tiên của những sáng tác của Đoàn Chuẩn. Mỗi lần sáng tác một nhạc phẩm mới, Đoàn Chuẩn đều bộc bạch về ý tưởng, câu thức với Từ Linh và sau đó luôn lắng nghe cảm nhận của người bạn tri âm để chỉnh sửa, hoàn chỉnh tác phẩm. Vì thế, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người trong những nhạc phẩm để tôn vinh, ghi nhận tình bạn tri âm tri kỷ này. Đáng quý là toàn bộ nhạc phẩm mang đậm chất trữ tình, lãng mạn đã đi vào lòng người nghe nhiều thế hệ như: Lá đổ muôn chiều, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay... đều có tên chung là Đoàn Chuẩn - Từ Linh.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Lyphard Melody

Suốt cả ngày hôm nay giai điệu tuyệt vời của bản nhạc luôn văng vẳng như thể ai đó mượn gió gửi tặng tôi. Từng nốt nhạc nhả nhẹ nhàng thánh thót, đâu đó nghe như có lời nhắn thoảng trong gió: "Hãy vui nhé." Vẫn biết ẩn sau những giai điệu du dương đó một nỗi buồn sâu thẳm vậy mà tôi vẫn có cảm giác ngây ngất, lâng lâng. Thật lạ. Một ngày vui. :)

 LYPHARD MELODY
Tác giả: Paul de Senneville và Olivier Toussaint
Thể hiện: Richard Claydermand

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Bông Hồng Cài Áo


         Bông hồng cài áo là tên một đoản văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc bất hủ do Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Vì sao Elvis được mệnh danh là Ông hoàng nhạc rock

Nguồn RFI
         "Nếu không có Elvis, thì chẳng bao giờ có ban nhạc The Beatles." Sinh thời, ca sĩ John Lennon đã nói câu này để ghi nhận tính tiên phong của người được mệnh danh là - The King - ông hoàng nhạc rock." Hơn 3 thập niên sau ngày qua đời, Elvis Presley không chỉ để lại dấu ấn trong làng nhạc pop - rock, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lãnh vực văn hóa đời sống.
         Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Elvis qua đời, chương trình Góc vườn Âm nhạc đài RFI hoà âm cho quý thính giả và các bạn nhiều liên khúc. Đầu tiên hết là liên khúc nhạc tình Are you Lonesome tonight & Fame and Fortune. Kế đến là liên khúc nhạc rock gồm các bản Jailhouse Rock & Teddy Bear & Hound Dog & Don't Be Cruel. Thứ ba là liên khúc Las Vegas gồm các bản Always on my Mind & Let it Be Me (phiên bản tiếng Anh của bài Je t'appartiens). 
         Cũng như ngôi sao màn bạc Marilyn, Elvis (1935-1977) trước hết là biểu tượng của một thời đại, là hiện thân của rock and roll, hiểu theo cả hai nghĩa phong cách và thể loại âm nhạc. Chất giọng thiên phú, điệu bộ khiêu khích, sự nghiệp vinh quang, cuộc đời ngắn ngủi : tất cả những yếu tố đó khoác lên vai nhân vật này một bộ áo giáp ngời sáng, tuy không đủ dày để chống đỡ lại mũi tên của định mệnh, nhưng vầng hào quang đủ nhiệm mầu để hóa thân anh thành một hình tượng bất tử.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Lubally


         Nghe bản Lubally của He Xige nhớ đến bạn cũ. Lâu lắm rồi không thấy cậu ghé qua Góc âm nhạc. 
(Hôm trước mình nhầm bản này của Kitaro. Vẫn nghe nói Kitaro cũng sáng tác bản nhạc có tên gọi như vậy nhưng chưa tìm ra. Thành thật sorry cả nhà.)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Những mảnh ký ức

        Hôm qua là SN của một người. Mình gửi sms chúc mừng 3 lần đều bị Error. Tối gửi offline qua yahoo không biết người ấy có biết không. 
         Tối qua cả đôi đến nhà một người bạn về việc hiếu. Không khí trong nhà đặc tới mức có thể xắt ra được vì khói thuốc. Những kỷ niệm thời xa xưa được nhắc lại. Nhớ Hà nội ngày xưa quá.


        Chia sẻ với mọi người clip bài hát "Trong tôi Hà Nội" của bạn fantimas89 với phần chú thích:
         "Đây là những mảnh của Hà Nội trong những năm thập niên 80 của thế kỷ trước mà tôi đã đi tìm kiếm và lượm nhặt trong suốt những ngày qua. Một thời mà trong trí nhớ tôi chỉ còn là những hình ảnh mông lung, mờ nhạt. Cái thời mà cha mẹ tôi đã sống, đã trải qua tần tảo và chỉ đôi khi tôi được nghe kể lại. Cha mẹ không kể lại nhiều, nhưng khi kể, tôi nhìn, lắng nghe họ và họ như sống lại những ngày ấy, nào là bo bo thì đầy bọ đen, xe điện chật ních những người, bánh xà phòng Liên Xô thì to bằng cục gạch, tem phiếu phải chen chúc xếp hàng từ mờ sáng, có khi chờ tới lượt mình thì mậu dịch treo biển "hết hàng".... Những ngày ấy cuộc sống vất vả, bon chen, nhưng người ta vẫn vui vẻ, lạc quan và trên hết là tình người, điều mà hiện tại dường như đã lãng quên..."
Nhạc và lời: Nguyễn Thắng
Trình bày: Ca sĩ Tạ Quang Thắng

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Xúc động

Dễ hơn 2 chục năm bỏ nghề sưu tầm "đồ chơi" âm nhạc! Hôm nay rỗi rãi lướt la trên mạng, gặp mấy "em" dưới đây bồi hồi xúc động quá! Đến độ phải dùng khăn lau...nước miếng. Các bác hay nghe nhạc, không biết các bác có quan tâm đến mấy "em" này không? "Em" này mà "hót" classic hoặc hòa tấu chắc các bác cũng...lăn lóc mất thôi. Hiện ở nhà em vẫn đang nuôi một "em" cùng họ với mấy "em" này.
Amplyfier receiver Marantz

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Silver Moon


Silver Moon - Ernesto Cortazar

Tin ngắn

     Hôm qua được dự buổi gặp mặt truyền thống của hội CCB K3 trường NVTrỗi. Tại đây gặp được mấy "blogger" của GAN và Trang Thơ.

     "Ca sĩ" "thi sĩ" HG (trái) - NSUT DM Đức...."Người yêu ơi! Dù mai này cách xa..." (Khúc mùa thu)

     Không hẹn mà gặp, tình cờ blogger HNN của "Trang Thơ" ra HN có mặt tại buổi họp mặt này. Đã biết nhiều trên mạng, hôm qua lần đầu tôi gặp chị ở ngoài đời, cũng giản dị như thơ của chị vậy. Mấy bác K3 dứt khoát phải có 1 kiểu với "em" HNN. Chụp ảnh xong chị còn nhắc: "Nếu ảnh xấu, chớ có đưa lên mạng nhé!" Ảnh đâu đến nỗi phải không?

Bác "Hadong.tran" (HDT) (trái)