Cleopatra sinh ngày 6/10/2002 tại Chisinau, Moldova và là con gái của ca sỹ Pavel Stratan người Moldova-Romania.
Cô bé có lẽ là người trẻ nhất thế giới thành công trong ngành công nghiệp âm nhạc, với album đầu tay được trình làng vào năm 2006, La vârsta de trei ani (Ở tuổi lên ba).
Cô bé nắm giữ nhiều kỷ lục, bao gồm nghệ sỹ trẻ nhất biểu diễn trực tiếp trong suốt 2 giờ liền trước một lượng khán giả lớn, nghệ sỹ trẻ được trả cao nhất, nghệ sỹ trẻ nhất được nhận giải MTV và nghệ sỹ trẻ nhất có bài hát đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của một nước (bài “Ghita” trong bảng xếp hạng bài hát đơn ở Romania).
Thay cho lời nhận xét bài: Tôi hát và viết "CHUYỆN TÌNH KHÔNG TÊN". Trên trang Bạn Trỗi K6 có riêng một trang âm nhạc của NS "tranbachai" do quản trị Bùi Thanh Hùng sưu tập. Mạn phép quản trị Thanh Hùng, đưa bài "SÀI GÒN CÓ GÓC PHỐ" của nhạc sĩ "tranbachai" về để mọi người cùng nghe.
Ca khúc SGCGP người đăng cũng rất tâm đắc.
Nhạc và lời: Trần Bắc Hải
Sáng tác: London, 21/5/2006
Phối khí: guitarist Thanh Phương
Ca sĩ: Hằng Nga
Bản nhạc bài hát
1.
Sài Gòn có góc phố
Hàng me đứng nghiêng đầu
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa chờ bên nhau
Sài Gòn có góc phố
Chợ khuya nhóm từ chiều
Sài Gòn cho tôi yêu
Bạc đôi vai áo mẹ
Sài Gòn cho tôi thương
Mỏng manh tà áo trắng
Chiều vàng nắng phố phường
Điệp khúc
Cho tôi chiều nay hỏi sao không chiều mưa
Cho tôi chiều nay hỏi gió ngưng bao giờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi chiều nay Sài Gòn có ai đang chờ
2.
Sài Gòn có góc phố
Ngày xưa bước tới (đến) trường
Sài Gòn có góc phố
Của tôi là quê hương
Sài Gòn có góc phố
Gần đâu quán cây dừa
Nhà (Trường) của tôi không xa
Bùng binh Ông Gióng Nhỏ
Nhà tôi luôn đông vui
Nội tôi cùng ba má
Thường đầy ắp tiếng cười
Điệp khúc
3. Sài Gòn có nỗi nhớ Nhiều như sóng vỗ bờ Sài Gòn có nỗi nhớ Buồn như một câu thơ Sài Gòn có góc phố Chiều mưa gió nhạt nhòa Để người ai đi xa Chẳng làm sao quên được Một nụ hôn thơ ngây Một giọt mưa trong vắt Đọng trên lá chưa rơi Điệp khúc
Có những ca khúc tôi viết xong thì bây giờ không biết lúc ấy làm sao mà mình lại viết được ra như vậy. Thậm chí quên luôn cả ca từ, chỉ nhớ giai điệu. Nhưng cũng có những ca khúc mà sự ra đời được in thật sâu vào ký ức . “Chuyện tình không tên” là một ca khúc như vậy.
Bản nhạc đầu tiên của bài này được gửi lên blog cũ của Bạn Trỗi K5 (15/12/10), sau đó được các bạn thương mến kéo về trang Bạn Trỗi K4 và Bạn Trỗi K6. Sự việc đã xảy ra trong đêm 12/12/10 khi tôi viết ca khúc này là có một chàng cảnh sát Úc gõ cửa nhà tôi lúc 4 giờ sáng, nghe hơi có vẻ trinh thám một chút và đã được kể trên trang K4, thật ra chẳng liên quan gì đến nội dung của bài hát. Nay qua năm mới rồi, xin hầu các bạn những chi tiết mới thực sự có liên quan.
Số là ngày 28/3/11 tới này là SINH NHẬT LẦN THỨ 35 LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG TP HCM. Có người bạn nhạc sĩ ở SG rủ tôi tham gia cuộc thi sáng tác kỷ niệm ngày đó. Bạn nhắc nhở hoài mà mình thì cứ lấy cớ bận. Tới hồi hết hạn nộp bài rồi mới thú thực với bạn là bấy lâu nay mình mắc chứng bí ca từ. Hầu như mỗi ngày trên đường đi làm đều nghe thấy trong tai mình những giai điệu mới, nhiều lần lấy điện thọai ra ghi lại cho khỏi quên, giai điệu tích lại trong máy cũng nhiều mà chẳng ra cái sự gì. Viết lời thấy khó quá, khó quá! Bạn nghe vậy mới gửi cho một tập thơ của các anh chị TNXP, bảo rằng thôi cứ viết đi, không dự thi cũng chẳng sao, miễn là có bài cho tình nghĩa thôi. Tôi đọc một lèo hết tập thơ, thấy thích 11 bài, chọn chép để riêng ra một chỗ. Đặc biệt thích bài thơ “Chuyện tình không tên” của tác giả Nguyễn Thái Sơn. Bài thơ có ý tứ, có cốt chuyện rất cảm động. Thực tình lúc đầu tôi không nghĩ sẽ viết nhạc cho bài này, vì thơ hơi dài, lại không có cấu trúc thuận lợi lắm.
Chiều hôm ấy ở nhà một mình giở bài thơ ra đọc lại. Lại rưng rưng. Đến “Dãy đồi ấy tên gì?/Cánh rừng bao nhiêu tuổi?” thì giai điệu vỡ òa. Ngay sau đó là “Tóc mình dính cỏ mềm,/nước mắt mình nóng hổi” motif lặp lại như tiếng vọng của thời gian. Có tác giả dạy rằng nghệ thuật viết ca từ là phải bắt người nghe từ những con chữ ngắn gọn mà liên tưởng đến cả một khung cảnh, một câu chuyện. Tôi nhắm mắt lại, thấy như đang được coi một đoạn phim đen trắng thời chiến tranh xa xưa. Dãy đồi. Cánh rừng. Tóc. Cỏ. Nước mắt của tình yêu. Tất cả lướt đi trong một giai điệu có những bước nhảy quãng 6 như tiếng gọi khắc khoải. Đoạn này phải là điệp khúc!!! Nó là cái móc câu, níu lấy sự chú ý của người nghe. Phần việc còn lại là phiên khúc, chủ yếu là dàn xếp kỹ thuật sao cho thấy trôi chảy mà thôi.
Viết xong bản nháp thì cầm đàn lên hát ngay. Có cái phần mềm WavePad miễn phí nhưng cũng khá mạnh. Micro là thứ rẻ tiền hình như mua đâu cỡ 10 bảng hồi còn ở London. Cũng tạm đủ. Bản thu đầu tiên tôi khóc ròng và hát sai một lỗi lớn. “Bàn tay em níu vai tôi tin cậy”. NÍU thành ra NẮM. Người con gái TNXP vừa vuốt mắt cho người bạn hy sinh, đi tìm chỗ tự nguôi lòng thì gặp anh bộ đội lái xe. Vai anh thành điểm níu cho em. Nhưng ngay cả một chỗ dựa mong manh cho em anh cũng đã không làm được, phải bỏ đi ngay, mãi mãi chẳng biết tên tuổi nhau. Đau là vậy. Vậy mà lại NẮM vai nhau thì còn ra cái ý nghĩa gì nữa! Tuy vậy tôi vẫn giữ lại bản thu âm này như một kỷ niệm cho đứa con vừa lọt lòng.
Lần thu tiếp theo về cơ bản là đã diễn đúng nhạc, đã bình tĩnh hơn tuy xúc động thì vẫn còn nhiều. Bản thu âm này được đánh dấu đằng sau đuôi một chữ R. Thế quái nào khi gửi cho bạn Trỗi để đưa lên blog thì lại nhầm. Báo hại anh Tt phải làm lại cái DivShare 2 lần mới ra cái bản có chữ R. Đó chính là bản mà các bạn có thể nghe lại ở trang K6.
Gửi bài hát về SG cho người bạn NS đã gửi tặng tập thơ. Bạn góp ý rằng motif nhạc của câu đầu tiên trong cả 2 đoạn phiên khúc đã nhắc lại rồi, khi sang điệp khúc thì nên sửa cho nó đổi không khí. Một góp ý rất đúng. Thế là nốt đầu tiên của điệp khúc (“Anh vừa hai mươi...”/”Đêm ấy rồi xa...”) được nâng lên hẳn một quãng 6. Dào dạt hơn. Kêu gọi hơn. Bạn có thể so sánh bản cũ với bản mới đã sửa mà tôi đưa lên ngày hôm nay, sẽ còn tìm ra một vài sửa chữa nhỏ khác nữa.
Gần như cùng lúc với “Chuyện tình không tên” tôi viết “Cây guitar thùng trên vùng Xuyên Mộc” cho lời thơ của anh Ông Văn Chiến, cũng là một cựu TNXP. Cả hai bài được gửi sang bên TNXP, tuy chẳng dự cuộc thi nào, nhưng chắc cũng đem lại niềm vui cho những người bạn tôi chưa hề gặp. Anh Chiến sau ngày giải ngũ về sống ở SG. Thông qua người bạn nhạc sĩ ở SG, tôi có được số điện thoại của anh Chiến, nói chuyện được với anh đôi lần và hẹn gặp lần sau khi về VN. Nhưng còn Nguyễn Thái Sơn, đồng tác giả của “Chuyện tình không quên”? Bạn tôi cũng đã đi tìm, mà đến hôm nay vẫn chưa biết được anh là ai, ở đâu, còn hay mất.
Anh Sơn à. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã mang lại cho tôi những phút giây tuyệt vời của cảm xúc sinh nở. Vâng, “Chuyện tình không tên” là con của anh từ lâu rồi, nay tôi được sinh ra nó lần nữa. Vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ phải gặp nhau phải không anh?
Réo rắt bên tai là tiếng Hòa tấu Lavie en Rose - Cuộc sống màu hồng. Tựa như mở ra một cánh cửa để bước vào một thế giới của hoa hồng, của hương sắc, của tiếng róc rách suối reo, của ánh sáng ngập tràn và chỉ cần nhắm mắt lại, thế giới tươi đẹp lại mở ra trước mắt…
Em ước ao thế giới của Lavie en Rose, em muốn được xoay mình giữa vườn hoa đượm hương sắc, muốn reo cười giữa đàn ong bướm, muốn đằm mình nhìn cầu vồng 7 sắc vút lên từ con suối trong vắt, lắc rắc đá sỏi sần sùi và với chiếc cầu bắc sang phía ngôi nhà nhỏ xinh dưới 1 tán cây xanh trĩu chịt táo đỏ…
Em đang bước đi trong thế giới của cổ tích, của những hi vọng và của những ước mơ. Với em, cuộc sống cứ nhẹ nhàng và đầy màu sắc tươi đẹp. Với em, bức tranh ấy như 1 thế giới hoàn toàn khác, 1 thế giới của sự không tưởng…
Rồi sẽ đến lúc em phải tỉnh giấc, phải đối mặt với thực tại, để biết rằng thế giới ấy không thật, để biết rằng những giọt nước mắt trong đêm không làm mọi thứ thay đổi và em vẫn đang đắm chìm trong thế giới ảo tưởng mà không hề tìm cách thoát ra… Thế giới của hoa hồng…
Âm thanh của Lavie en Rose cứ thế dìu dặt và bước chân của em lại cứ tiếp tục, cứ đắm chìm vào giai điệu du dương ấy… Bước trên 1 con đường mòn với 2 bên là thảm cỏ dài ngút ngàn xanh mướt và ánh nắng chan hòa rực rỡ. Con đường ấy dài bất tận, em vẫn ca hát và nhảy chân sáo bước đi, tựa như 1 cô bé lạc vào thế giới thần tiên, vô lo vô nghĩ và chỉ biết tiếp tục bước đi cho đến cuối con đường…
Tiếng Saxophone hòa tấu càng làm nao lòng và đẩy lên cao trào, với những đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc. Lác đác đâu đó là những chú chim vút bay qua bầu trời, để đi tìm cho mình bến đỗ…
Nhưng em biết, khi những nốt nhạc thánh thót cuối cùng khép lại, là lúc cuộc sống màu hồng ấy cũng phải đóng lại… Là lúc ta biết rằng, dù tua đi tua lại khúc nhạc, thì nó vẫn mãi mãi chỉ là trí tưởng tượng… Và những gì còn sót lại chỉ là giọt nước mắt khẽ lăn dài trên má… Tươi đẹp là thế, rực rỡ là thế, tuyệt vời là thế, nhưng ẩn sâu trong nó, vẫn là nỗi buồn đó thôi…
Cứ đến mùa hè, dưới khung trời ngập màu phượng vĩ cùng tiếng ve bỏng rát những đường phố Hà Nội, nhiều cặp tình nhân bên nhau hay những người lang thang một mình trên phố cứ nha nhẩn câu hát: Mỗi mùa hoa đỏ về, hoa như mưa rơi rơi, cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi, như nuối tiếc một thời trai trẻ…...XEM TIẾP
(TuanVietNam) - Sau Robertino, không ít ca sĩ nổi danh đã ca lại những bài ấy, với sự xử lý kỹ thuật có thể còn hoàn hảo hơn nhiều cậu bé tự học ở tuổi 13-14 thuở nào; ấy vậy mà khi nghe lại, ít ai khỏi cảm giác bùi ngùi trước một giọng hát hết sức trong sáng, mong manh và ngơ ngác trước cuộc đời của Robertino Loretti....XEM TIẾP
Mùa đông năm ấy là mùa đông lạnh nhất mà tôi từng trải qua nhưng đồng thời nó cũng chẳng lạnh tí nào. Nghe có vẻ mâu thuẫn thực tế nhiệt độ khi đó xuống tới -25ºC, có khi là -30ºC, nhưng chúng tôi không hề cảm thấy lạnh bởi trái tim chúng tôi đầy ắp những kỷ niệm, những điều mới mẻ và thích thú, những điều khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp.
Bạn có thể hình dung được đi đầu trần ra đường khi thời tiết 0ºC mà chẳng hề thấy lạnh không? Chúng tôi khoác tay nhau, cười nắc nẻ trên phố mà không hề thấy e ngại vì ở nước ngoài con gái khoác tay con gái có vẻ hơi kỳ. Ở trong ký túc thì thôi, chứ cứ hễ bước chân ra ngoài đường là mắt chữ o, mồm chữ a, cứ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Lần đầu tiên thấy những bông hoa tuyết kết tinh trên cửa kính tầu điện, xe buýt; lần đầu tiên nhìn thấy những ô cửa kính 2 lớp có một lớp bông ở giữa để giữ nhiệt; lần đầu tiên thấy những người phụ nữ cầm những chiếc gậy to, dài, quật thật mạnh vào những tấm thảm, những chiếc chăn đã được phơi dưới nắng (một kiểu giặt khô); lần đầu tiên biết được cảm giác cót két của lớp tuyết dày dưới chân; lần đầu tiên ngã uỳnh uỵch, ướt hết cả áo panto, đau mà vẫn cười như được mùa, vì thấy nắng lên cứ tưởng như mọi hôm đi nhanh, biết đâu tia nắng đã làm cho tuyết tan ra đường trơn như đổ mỡ; và còn rất nhiều những cái lần đầu tiên như vậy.
Mà kể cũng thật buồn cười, lũ chúng tôi, toàn những cô cậu sinh viên năm thứ 5, vậy mà y hệt như những đứa trẻ. Đi đâu cũng đi thành đoàn, đầu đen rợp cả một góc phố. Quần áo cỡ nhỏ dành cho người lớn thì hiếm lắm, nên toàn chọn quần áo trẻ con cỡ to. Panto thì chỉ thích mua màu đỏ mặc cho ấm, ủng thì đương nhiên là đen hoặc nâu rồi, vì không thích lòe loẹt. Giờ nghĩ lại cũng thấy buồn cười, chắc người dân bản xứ hay các anh, chị lưu học sinh ở đó lâu năm phải buồn cười về chúng tôi lắm nhỉ. Hễ cứ hở ra phút nào không phải học là tranh thủ đi chơi. Những gì đã được học ở trong nước giờ mới được tận mắt chứng kiến. Có sang đấy chúng tôi mới hiểu được tại sao các Thầy, Cô giáo người Nga nói rằng mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng của nó và họ luôn hào hứng mong nó tới. Ở Việt nam, mùa hè thì mong mùa đông, mùa đông lại thích mùa hè.
Thật tiếc vì thời gian ở đó quá ít để chúng tôi có thể học được những môn thể thao giải trí mùa đông, chỉ ngắm mọi người chơi. Năm 1990, tôi lại có cơ hội trở lại nước Nga lần thứ hai, lần này thì được đi Matxcova, ấy vậy mà vì những lý do rất chính đáng, chuyến đi đã không trở thành hiện thực.
Người ta cứ ước được đi du lịch nước Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Singapore, Hàn Quốc,... riêng tôi, tôi chỉ ước được một lần trở lại cái xứ sở đầy ắp những kỷ niệm của một thời sinh viên, trở về với một mùa đông rất lạnh mà không hề có ý định muốn "nhảy vào chảo lửa".
Teshima Aoi (手嶌葵) sinh 1987 tại Fukuoka. Tài năng của cô được phát hiện ở Festival âm nhạc thiếu nhi (Teen's Music Festival) năm 2003-2004 tại Fukuoka. Cô đã từng tham gia biểu diễn ở buổi hòa nhạc Nikkan Slow Music no Sekai vào tháng 3 năm 2005 tại Hàn Quốc. Cô thích hát những bài hát cũ và những bài thuộc thể loại Jazz Pop.
Trước khi ra album này thì cô đã phát hành đĩa đơn "Therru no Uta" và được khán giả rất thích, bản The Rose được viết dựa vào một bài thơ có nhan đề là "Kokoro"- nghĩa là "Trái tim" được viết bởi một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản - Hagiwara Sakutaro. Bài hát này nhanh chóng lọt vào top 10 của Nhật, và xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Oricon charts. Trong 6 tuần đã có 220.000 CD được bán. Sau đó là album "Gedo Senki Kashuu", nhưng album này không thành công mấy, chỉ xếp vị trí thứ 20 và đạt số lượng đĩa bán ra là 45.000 đĩa.
Đĩa "The Rose" được phát hành bởi Yamaha Music. Nó là các ca khúc từ những năm 1980 do Aoi Teshima trình bày, các ca khúc trong album đều là những bản nhạc film nổi tiếng vào thập kỷ đó.
Year: 2008
Style: Easy jazz, oldies
Country: Japan
Quality: 320 kbps
Size: 70 MB
Track List
1. The Rose (Original: Bette Midler, from 1979 film The Rose)
2. Moon River (Original: Audrey Hepburn, from 1961 film Breakfast at Tiffany's)
3. Calling You (Original: Jevetta Steele, from 1987 film Bagdad Café)
4. Raindrops Keep Falling on My Head (Original: B.J. Thomas, from 1969 film Butch Cassidy and the Sundance Kid)
5. Over the Rainbow (Original: Judy Garland, from 1939 film The Wizard of Oz)
6. Beauty and the Beast (Original: Céline Dion & Peabo Bryson, from 1991 film Beauty and the Beast)
7. What Is a Youth? (Original: Nino Rota, from 1968 film Romeo & Juliet)