Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Emi Fujita

Emi Fujita_ Giọng hát xoa dịu tâm hồn.
Vài nét về Emi Fujita

Emi Fujita, sinh ngày 15.5.1963 tại Kiyose, Tokyo. Là một trong hai thành viên của ban nhạc vợ-chồng nổi tiếng những năm 90 ở Nhật - Le Couple. Họ được biết đến nhiều nhất với bài hát Hidamari No Uta (bài hát chủ đề của drama Under the Same Roof) - với tổng doanh số bán ra là 1.8 triệu bản năm 1997.
Emi ra album solo đầu tiên của mình vào năm 2001 - Camomile - gồm tập hợp những bài hát nổi tiếng của phương tây, đã thành công lớn ở Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore (là những thị trường chính Emi tập trung vào). Album solo thứ hai - Camomile Blend - ra ngày 1.10.2003 đồng thời ở cả Nhật, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Cả 2 album đều thắng giải Platinum Disk của Hong Kong.
Tới năm 2003, cô bắt đầu lưu diễn ở nước ngoài. Trong đó chuyến lưu diễn ở Singapore năm 2004 - "Esplanade: Theatre on the Bay" - được coi là lớn nhất và khó quên nhất của Emi Fujita cho tới bây giờ.
2.11.2005, Emi ra album Rembrandt Sky với hai bản Tiếng Nhật và Tiếng Anh, trong đó bản Tiếng Nhật chỉ được phát hành ở thị trường Nhật. Lí do là vì cô cho rằng với bản tiếng anh, album có thể đến với nhiều người nghe hơn.
Giải thích thêm về cái tên, từ "Rembrandt" trong tên album là lấy từ tên của một họa sĩ nổi tiếng Rembrandt Van Rijin - một tài năng về sử dụng ánh sáng và bóng tối trong tranh. Có vẻ như ẩn ý của Emi là hy vọng có thể thể hiện các sắc độ của cuộc sống thông qua những bài hát của mình. Nhưng theo ý kiến của cá nhân tôi thì album này mang một vẻ thanh bình hơn.
Ở Nhật Bản, tuy Emi được coi là một J-pop artist, nhưng lại hoàn toàn không thể so sánh Emi với những ca sĩ khác nổi tiếng khác như Utada Hikaru hay Ayumi Hamasaki. Đối tượng nghe nhạc của Emi Fujita thường hướng tới là những người trưởng thành, và như cô nói khi nhắc đến hai CD Camomile ExtraCamomile Blend của mình là, cô muốn người nghe có thể nghỉ ngơi và có được một giấc ngủ dễ chịu hơn.
Trong DVD Lullaby Of Camomile concert, Emi đã mỉm cười nói với các khán giả Hong Kong bằng tiếng anh là "I don't mind if you fall asleep. Please relax." . Hẳn nhiên sẽ nhiều người cảm thấy buồn ngủ khi nghe Emi hát, cả tôi cũng thế, nhưng đấy là cơn buồn ngủ rất dễ chịu. Âm nhạc, suy cho cùng là cũng là để xoa dịu tâm hồn người khác, và Emi đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ đó.
[source: softvnn.com]
Đó là những thông tin được thu lượm, còn với bản thân tôi, thực sự những bài hát của Emi đã giúp tôi thay đổi và cải thiện tính cách chính con người mình, trầm hơn một chút, sâu hơn một chút, và luôn nhìn thấy một ánh sáng lạc quan mỗi khi khó khăn. List nhạc của Emi luôn được tôi bật nghe trước khi ngủ, rồi từng câu hát, từng giai điệu ngọt ngào như theo vào giấc ngủ ngon lành như lời mẹ hát.... (Chỉ có điều ngày xưa mẹ không hát tiếng anh) ^^
Dưới đây là một số bài hát yêu thích và một chương trình nói về ca sĩ này trên trang http://www.theoyeucau.com







Một trái tim một tình yêu


Một trái tim một tình yêu

Ca sỹ: Philip Huy
Nhạc sỹ : Lê Đức Long

Download lossless here

Đừng hoài nghi về thời gian sẽ quên,
Vẫn nhớ mãi 1 tình yêu trong đời.
Tình anh còn đây mặc thời gian đổi dời,
Và anh chỉ còn riêng mình em.

Khi gặp em anh biết sẽ không còn ai hơn nữa,
Không còn ai thay thế em trong giấc mộng.
Mưa mù hay băng giá cũng không làm anh chậm bước,
Đừng hoài nghi tình anh em nhé.

Ngày hôm qua đó tình đã trao em
Cho đến mãi hôm nay ân tình vẫn đong đầy,
Và mai sau nữa, yêu người càng đắm say,
Có ai hơn tình em, một tình yêu, một trái tim cho em.

Màu biển xanh, màu tình em với anh.
Tình anh như cát biển, vòng tay ôm sóng biển,
Trọn đời cát mãi mãi ôm ấp tình em,
Và đời anh luôn cứ mang tình em.

PS: Bài đầu tiên post trên blog nhạc của chị Thu, xin cảm ơn chị cho em post cùng :D!
Có khi có nhiều bài em post mọi người không nghe được nhưng nó là sở thích, chỉ mong là mang lại một sự đa dạng về nhạc trong blog này, mong mọi người yêu thích :D!

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

The Daydream

(Sưu tầm và biên tập)
The Daydream là một nghệ sĩ dương cầm bí ẩn vì ông hầu như chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng vì vậy cũng không ai biết được ông tên thật là gì. Chỉ biết ông là một người Hàn gốc Hoa, năm nay khoảng gần 40 tuổi. Ông bắt đầu học đàn từ năm 5 tuổi. Không chỉ là một nghệ sĩ dương cầm tài giỏi, The Daydream còn là một người sáng tác thơ khá hay.

Tháng 2/2001, album đầu tay của The Daydream phát hành với tựa "Dreaming" tạo nên một cơn sốt tại Hàn Quốc, tạo một kỷ lục mới về số lượng album được bán ra, đánh bại những album của các nghệ sĩ danh tiếng trong nước và nước ngoài lúc bấy giờ.
Âm nhạc của The Daydream giống như câu chuyện trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có yêu, có hận, có vui, có buồn, có nhớ nhung và xa cách, có sự đam mê đối với cuộc sống, có những cảnh tượng hạnh phúc...
Nghe album bên trang zing.mp3
(Không hiểu sao kéo code về bị lỗi)

Album "Dreaming" là một album piano solo, cảm tưởng như đây là một album về chính hồi ức của tác giả, ký ức dành cho 2 người, có những "Tear" (Giọt nước mắt), có "You And Me" (Em và tôi), và những cơn mưa, tác giả đang nhớ về kỷ niệm, kỷ niệm những ngày mưa, "Rainy Sunday" (Ngày Chủ Nhật mưa) và biết đâu 2 người đang "Stepping On The Rainy Street", "Hand in hand" (tay trong tay) đi trong mưa thì sao nhỉ . Rồi tình cảm như thăng tiến dần, có ngày "Valentine Day" và ... tình yêu bắt đầu nảy sinh "Love is..." Sau đó là lễ cưới "Wedding". Thật lãng mạn phải không. Tiếp theo chắc hẳn là những phút giây hạnh phúc. Trong album có những khoảng lặng của ký ức, có những giai điệu vui vẻ của kỷ niệm 1 album và một câu chuyện của chính tác giả - “A Love Story”.

Album "Dreaming" quả là cả một bản trường ca Hồi ức tình yêu. Người nghệ sỹ này có tâm hồn rất đặc biệt. Người nghe có thể cảm nhận thấy tình cảm của 2 người rất trong sáng, rất đẹp, rất lãng mạn. Xuyên suốt cả một trường ca, giọng đàn không thay đổi, trong sáng, thánh thót, như những giọt tâm hồn của người nghệ sỹ. Người nghệ sỹ này đã vượt qua những cảm xúc bình thường, giọng đàn không còn cái vui quấn quít của buổi mới yêu nhau, không có cái buồn trào dâng cuồn cuộn như nỗi nhớ người yêu, nỗi nhớ của ông ấy cũng dìu dịu như tiếng đàn. Tâm ông ấy đã phẳng lặng lắm, không còn sóng dội trong lòng nữa chỉ có một cảm xúc bâng khuâng dìu dịu. Vượt qua cảnh giới của tâm hồn rồi. Một nỗi buồn xa xăm, cứ dìu dặt bâng khuâng, không còn đau đớn, không còn trào dâng mãnh liệt nữa. Nghe ông ấy kể chuyện những ngày vui nhất mà giọng điệu nhuốm đầy màu hoài niệm, nỗi buồn man mác của thời gian... Người nghệ sỹ này hẳn đã đạt đến cảnh giới ngộ được cái VÔ THƯỜNG.

Download:  Part 1  Part 2  

(Bản Dreaming bên trang nghenhac.info sắp xếp không theo trình tự và thiếu bài.)
Dreaming (2001)
Thêm một số album nữa của The Daydream
 A Melody Tree
Little Comfort
A Sleeping Forest
 
Concerto D'Amour
Kassation (2010)

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

SOLVEIG'S SONG

(Sưu tầm và biên tập)
Bản nhạc: SOLVEIG'S SONG (Khúc hát của nàng Solveig)

Trích “Tổ khúc Peer Gynt số 2” Op. 55
Tác giả: Edvard Grieg

Nếu bạn đã từng đọc “Lẵng quả thông” - thiên truyện nổi tiếng của nhà văn Nga Konstantin Paustovsky, hẳn sẽ không thể quên được nhân vật nhà soạn nhạc Edvard Grieg và bản nhạc tuyệt vời mà ông viết tặng Đanhi, cô con gái một người gác rừng, nhân dịp cô tròn 18 tuổi.

“Bản nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nguội lạnh tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.” (trích “Lẵng quả thông”)

Có thể bạn đã thấy ghen tị với cô gái Đanhi may mắn ấy. Nhưng đó chỉ là một nhân vật hư cấu của Paustovsky mà thôi, và chính bạn cũng có thể hưởng niềm hạnh phúc giống như Đanhi khi bạn được thưởng thức âm nhạc của nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907).
Xem thêm tiểu sử của nhà soạn nhạc Edvard Grieg
Dàn nhạc của Viện Hàn lâm âm nhạc S.João da Madeira - chỉ huy Richard Tomes trình diễn 'Solveigs' Song' trích từ Tổ khúc "Peer Gynt" của Grieg trong buổi hòa nhạc tại Viện Hàn lâm anm nhạc SJM tháng 6 năm 2006.



Bạn đã từng nghe "Khúc hát của nàng Solveig" (Solveig"s song) nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như Đanhi vì được làm quen với Grieg mà không hề hay biết: “Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi mang lẵng quả thông về đến tận nhà. Đó là Edvard Grieg, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại.”

Solveig nguyên là một vai nữ chính trong vở kịch thơ “Peer Gynt” của nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy Henrik Ibsen. "Khúc hát của nàng Solveig" được vang lên trước đông đảo công chúng lần đầu tiên vào ngày 24/2/1876. Đó cũng chính là ngày công chúng Christiania (nay là Oslo), Na Uy háo hức đi xem buổi công diễn lần đầu vở kịch mà trước đó 9 năm đã bán rất chạy dưới dạng bản in ở Copenhagen, Đan Mạch.

Cảm giác khi đọc một vở kịch trên văn bản và khi xem vở kịch đó được diễn trên sân khấu thật khác biệt. Với “Peer Gynt”, sự khác biệt này lại càng rõ rệt vì phần nhạc nền viết cho vở kịch là do Edvard Grieg đảm nhiệm.

Toàn bộ Nhạc nền “Peer Gynt” gồm 23 tiết mục (cả khí nhạc và thanh nhạc) với tổng thời lượng xấp xỉ 90 phút. Tất nhiên phần lời của những tiết mục thanh nhạc là do Ibsen viết. Đó là những tiết mục âm nhạc tuyệt vời, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công cho buổi diễn. Và từ sân khấu kịch nói Na Uy, Nhạc nền “Peer Gynt” đã có một đời sống riêng trên sân khấu hòa nhạc thế giới dưới hình thức tổ khúc (suite).

Tổ khúc là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu diễn riêng một mạch. Đến thế kỉ 19, tổ khúc có thể là một bộ tuyển chọn cho dàn nhạc từ một tác phẩm lớn như ballet, opera hay nhạc nền cho kịch nói như trường hợp “Peer Gynt”.

Hai "Tổ khúc Peer Gynt" (số 1 Opus 46 và số 2 Opus 55), được Grieg rút ra từ phần nhạc nền "Peer Gynt", đã trở nên nổi tiếng với vai trò là những tác phẩm hòa nhạc độc lập. Mỗi "Tổ khúc Peer Gynt" gồm có 4 khúc nhạc với tên gọi cụ thể. Khúc nhạc thứ tư của "Tổ khúc Peer Gynt" số 2 chính là bản nhạc "Khúc hát của nàng Solveig".

"Khúc hát của nàng Solveig" trong phần nhạc nền “Peer Gynt” là bài hát cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen (tương tự như tiết mục cuối cùng là “Bài hát ru của Solveig”). Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách. Nhưng trong "Tổ khúc Peer Gynt" số 2, giai điệu "Khúc hát của nàng Solveig" do violon đảm nhiệm thay cho giọng hát dù đôi khi phiên bản thanh nhạc cũng được sử dụng.

"Khúc hát của nàng Solveig" có lẽ là bản nhạc nổi tiếng nhất trong cả hai "Tổ khúc Peer Gynt". Nhưng bạn đừng dừng lại ở đó. Hãy tìm nghe trọn vẹn cả hai tổ khúc này và những kiệt tác khác của Edvard Grieg như Concerto cho piano giọng La thứ, Sonata cho violon và piano, Tổ khúc Holberg, tiểu phẩm cho dàn nhạc “Mùa xuân cuối cùng”...

Lúc ấy bạn sẽ hiểu vì sao âm nhạc của Edvard Grieg không chỉ được nhân dân Na Uy mà cả thế giới ngưỡng mộ. Bạn sẽ đồng tình với nhận xét của nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky: “Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Na Uy, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt”.

Ngọc Anh

Bài hát do NSND Lê Dung thể hiện (Click chuột vào tên bài hát)



Andre Rieu giới thiệu Mirusia Louwerse biểu diễn bài 'Solveig's Song'


Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Bandari


Khi nói đến Bandari, người ta không chỉ coi đó đơn thuần là âm nhạc, nó là liệu pháp xoa dịu nỗi đau cho những tâm hồn bị tổn thương...Trong không gian của Bandari, không có phiền muộn, không có áp lực cuộc sống, và không có nỗi đau ....

Nhắc đến Thụy Sĩ, người ta nghĩ ngay đến đất nước của những nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng, của những ngân hàng uy tín được cả thế giới biết tiếng; một đất nước với những dãy núi hùng vĩ phủ đầy tuyết trắng, uy nghi soi mình lên mặt hồ bao bọc bởi rừng thông và đồi cỏ xanh mướt. Ít ai biết được rằng Thụy Sĩ cũng là quê hương của một nhóm nhạc thuộc thể loại instrumental được rất nhiều người yêu thích là Bandari.

Bandari được thành lập vào năm 1990 và do Oliver Schwartz dẫn đầu gồm các thành viên là nghệ sĩ sáng tác, biễu diễn và ghi âm. Tất cả đều còn trẻ. Nhạc của Bandari có thể gọi là nhạc thư giãn – relaxation music. Không buồn bã da diết như Secret Garden, không lãng mạn mơ màng như Richard Clayderman, cũng không hoành tráng như Yanni, Bandari tạo riêng cho mình một nét nhạc rất độc đáo: đưa thiên nhiên vào âm nhạc. Thật vậy, studio ghi âm rất hiện đại của nhóm được đặt tại vùng rừng núi hoang dã. Toàn bộ thành viên đều đến sống và làm việc tại đây cho đến khi thu xong một album.


Để thực hiện những CD của mình, ban nhạc Thụy Sĩ này đã đến hầu như tất cả các hồ, dòng sông nổi tiếng ở Châu Âu như The Alps, Viennese Woods, River Rhine... để thu lại thanh âm trung thực trong trẻo nhất của thiên nhiên, tạo ra 1 thứ âm nhạc êm dịu làm vơi đi gánh nặng cuộc sống.

Bandari làm người nghe bị mê hoặc bởi những nốt nhạc huyền ảo như thơ ca hoà cùng tiếng lá xạc xào trong gió, róc rách nước chảy qua khe đá, lảnh lót chim hót trong buổi sớm.

Sống, sáng tác và ghi âm trong một môi trường như vậy nên các nhạc sĩ Bandari đã đem cả thiên nhiên tươi đẹp của quê hương mình vào trong từng album. Thỉnh thoảng lồng vào giữa các bản nhạc là tiếng chim hót ríu rít, tiếng nước suối róc rách, tiếng xào xạc của rừng cây trong gió nhẹ, đấy chính là âm thanh của thiên nhiên mà cả nhóm đã cẩn thận thu lại trong những lần đi tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Châu Âu như dãy Alps, vùng rừng quanh thủ đô Vienne nước Áo và cảnh vật dọc theo bờ sông Rhine.

Nghe nhạc của Bandari, người có tâm hồn đang xao động mãnh liệt nhất cũng phải chùng lại. Tiếng nhạc êm ái nhẹ nhàng tạo cho bạn cảm giác như đang đứng trước một làn gió mát, hoặc là mở ra trước mắt bạn một dòng nước trong xanh lững lờ trôi, nằm chen giữa màu xanh bạt ngàn của đồng cỏ nhấp nhô uốn lượn bên trên những quả đồi rộng lớn.

Bandari sử dụng rất nhiều nhạc cụ làm nền cho nhạc của mình. Đầu tiên có thể kể đến tiếng sáo, lúc thì vi vu tiếng gió, lúc thì réo rắt như tiếng sơn ca hót. Rồi đến tiếng đàn harp chậm rãi nghe như từng giọt mưa rơi tí tách.

Những tiếng chuông mang lại cảm giác tươi tắn khoẻ khoắn trong buối sớm tinh mơ. Nhưng đặc biệt nhất là tiếng piano của Bandari: chậm rãi thả từng tiếng một, có cảm tưởng như từng nốt nhạc đang rót vào tai bạn, nhất là trong những bài cover lại như "Annie’s Song", "Sacrifice", "The Sound Of Silence".


Có cả những bản nhạc cover lại từ những ban nhạc/nghệ sĩ có tiếng trong làng nhạc Instrumental: "DreamCatcher" của Secret Garden, "Adagio In Minor" của Yanni, "Conquest Of Paradise" của Vangelis.


Đôi khi nghe Bandari lại khám phá thấy bất ngờ, chẳng hạn như bài "I Swear" với tiếng saxophone thật ngọt ngào sâu lắng. Các bản nhạc của Bandari cũng ít sử dụng đến trống (drum), nên khi nghe đến bài nào có tiếng trống nhịp nhàng đệm theo (Beatrix, La Provence) cảm giác mới lạ lại đến rất thú vị. Ngoài ra, chất lượng âm thanh các đĩa nhạc của Bandari rất cao.

Để kết thúc, hãy nghe Oliver Schwartz nói về nhạc của mình: "Nhạc của tôi không chỉ tác động đến thính giác của bạn, mà tác động đến cả thị giác và xúc giác nữa. Với âm nhạc lấy cảm hứng từ môi trường thiên nhiên, chúng tôi đã làm xúc động trái tim của biết bao khán giả và thính giả trên khắp thế giới. Đấy không chỉ đơn thuần gọi là nhạc New-Age, mà còn là dưỡng chất thiên nhiên cho tâm hồn bạn…"


Download 1 số album Bandari:
- Bandari - Love Conception -> Download here
- Bandari - The Best Green Music For Health(2001) -> Download here
- Album thứ 49 của Bandari: Bandari 20th Anniversary Collection - 2010. ->Download here
- BANDARI- SILENCE WITH SOUND FROM NATURE -> Download here
- Một số album khác có thể download thêm ở đây

(Sưu tầm và biên soạn)

(Chân thành cảm ơn Hồ Nguyễn Việt Thu, một người bạn trên Opera, người đã cho mình những thông tin về ban nhạc mà mình thực sự yêu thích.)