Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

NHỚ VỀ NGÀY NÀY NĂM ẤY

Hợp xướng CHÂN SÓNG

Nhạc: Văn Phượng    Thơ: Thanh Thảo
Phần 1: Mẹ và Biển.  Phần 2: Biển gọi.   Phần 3: Chân Sóng
Biểu diễn: NS Châu Bình cùng diễn viên Đoàn Ca - Múa - Nhạc dân tộc tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ huy: Nhạc sĩ Văn Phượng
(Tiết mục biểu diễn trong chương trình "Ngày Thơ Việt Nam tại Quảng Ngãi" - Nguyên Tiêu 2012)
GAN đã giới thiệu về tác phẩm này. Xem TẠI ĐÂY

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Chiến tranh trong mắt ai

Gặp lại tác giả “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”
(LĐO) Đào Tuấn - Chiến tranh có thể là sự ác liệt, nhưng hào hùng với đạn rơi máu đổ của những chiến binh chốn sa trường. Chiến tranh, cô đơn và mất mát ngay trong cái dáng ngồi dựa cửa của người thiếu phụ chờ chồng. Chiến tranh, cũng có thể là sự ngơ ngác của một người dân thời bình bỗng một ngày trở thành phế nhân.

          Và chiến tranh, chẳng có gì quá lời khi nói đó là cảm giác hào hùng và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đã có sẵn trong dòng máu Lạc Việt từ cả ngàn năm nay.
         Có một nhạc sĩ, đã 35 năm qua, vẫn nhớ như in cái cảm giác hào hùng năm ấy. Ông là Phạm Tuyên - tác giả của “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

VALENTINE CỘT MỐC SỐ KHÔNG

Lời: Nguyễn Ngọc Chu - Trần Bắc Hải
Nhạc: Trần Bắc Hải
Trình bày: Trần Bắc Hải
***
Valentine chưa dám tìm nụ hôn
Chia tay không hoa, đôi bàn tay đan ngón nhau
Ga Hàng Cỏ níu toa tàu đi về cột mốc số không
Mười Bốn Tháng Hai, Ngày Valentine
***
Xuyên qua đêm Đông đôi mắt tìm về nhau
Trên hai đôi tay, ba ngày hơi ấm nhớ nhau
Đêm Mười Bảy, lấy thân mình anh làm cột mốc số không
Cột mốc số không! Cột mốc số không!
***
Ba mươi lăm năm, chưa có sử nào ghi
Nhưng con tim em như tình yêu không biết quên
Em hằng nhủ các con mình nhớ ngày Mười Bốn Tháng Hai
Ngày Valentine
Mình níu tay nhau
Về cột mốc số không...
16/2/2014


  

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Lạc mất mùa xuân


Dịch lời Việt cho một bài hát nước ngoài là một công việc cực kì khó. Thậm chí còn khó hơn dịch thơ. Trong quyển “Một thời nhạc trẻ”, nhạc sĩ Trường Kỳ cho rằng “dịch một nhạc phẩm từ lời ngoại quốc sang lời Việt cũng có dăm ba cách, cách nào cũng hay hết nếu bài dịch hội đủ điều kiện để trở thành nổi tiếng.

Bài “Lạc Mất Mùa Xuân” thuộc loại đầu tiên, nghĩa là không dịch gì hết, mà đặt luôn lời mới toanh. Trong khi bài tiếng Pháp tả về một dũng sĩ dám cược rằng có thể làm đủ chuyện dời non lấp bể, chỉ có cái “kẹt” là đứng trước cái đẹp mỹ miều của phái yếu thì trở thành con hổ giấy (le geant de papier), bài dịch của nhạc sĩ Lữ Liên đã thành công trong việc mặc một chiếc áo mới, thay vì tâm bị “lạc mất vì em” thì bị “lạc mất mùa xuân.”

Ca khúc “Le géant de papier” là một sáng tác của Jeff Barnel, do Sylvain Lebel viết lời và ca sĩ Jean-Jacques Lafon thể hiện rất thành công. Ca sĩ Anh Tú (em trai của Tuấn Ngọc và là anh của Khánh Hà) hát rất hay bài hát này bằng bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Gần đây có một phiên bản lời Việt khác khá thú vị, có tựa đề “Hình nhân non yếu” do nhạc sĩ Quốc Bảo viết lời. Bản lời Việt của Quốc Bảo sát với nguyên bản tiếng Pháp hơn, và ca sĩ Lê Hiếu thể hiện cũng khá thành công.

1/ Le géant de papier Nhạc: Jeff Barnel - Lời: Sylvain Lebel - Trình bày: Jean-Jacques Lafon
2/ Lạc mất mùa xuân Lời: Lữ Liên - Trình bày: Anh Tú
3/ Hình nhân non yếu Lời: Quốc Bảo - Trình bày: Lê Hiếu
(Biên tập từ nguồn: dotchuoinon)