Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Sao lại thế nhỉ?

Chiếc Lá Thu Phai - Khánh Ly

Cảm xúc

     "Feelings" là tên bài hát dựa trên giai điệu được viết bởi Loulou Gaste và được mọi người biết đến qua bản thu âm năm 1974 trong album đầu tay của Morris Albert.
     Lời bài hát dễ nhận ra bởi điệp khúc "whoa whoa whoa", như thể hiện sự bất lực của người nghệ sĩ khi cố quên đi những cảm xúc tình yêu của mình.
     Bản thu âm chính của bài hát rất thành công, đạt vị trí số 6 trên bảng Pop và số 2 trên Adult Contemporary charts ở Mỹ.
     "Feelings" được trình diễn bởi nhều ca sĩ như Ella Fitzgerald, Nina Simone, Frank Sinatra, Engelbert Humperdinck, Julio Iglesias, Shirley Bassey, Glen Campbell, Sarah Vaughan, Sergey Penkin and Johnny Mathis...và được thu âm một số ban nhạc khác như ban nhạc của  Percy Faith, Ferrante & Teicher and 101 Strings
(Biên tập từ nguồn loidich.com)

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

To honor my mother


Белая черёмуха

 Марина Журавлёва 
Музыка: Сергей Сарычев 
Слова: Марина Журавлёва

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Bài hát theo yêu cầu

Có một chiều như thế Hồ Gươm
Sáng tác: nhạc sĩ Tân Huyền
Thể hiện: ca sĩ Bảo Yến




Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Boulevard

Nguồn ảnh: Internet

I don't know why, You said goodbye
Just let me know you didn't go forever my love
Please tell me why, You make me cry
I beg you please on my knees if that's what you want me to

Chorus:
Never knew that it would go so far
When you left me on that boulevard
Come again you would release my pain
And we could be lovers again

Just one more chance, another dance
And let me feel it isn't real that I've been losing you
This sun will rise, Within your eyes
Come back to me and we will be happy together

Chorus

Maybe today, I'll make you stay
A little while just for a smile and love together
For I will show, A place I know
In Tokyo where we could be happy forever

Chorus

PS: Bài hát này gợi mình nhớ đến comment trong một blog mà mình đã có dịp lướt qua khi đi tìm ca từ của bài hát. Bạn ấy viết: "Đàn ông nông nổi giếng khơi...Tình yêu của người đàn ông chân chính sâu sắc như vậy đấy." Hy vọng mỗi người đàn ông đều có một mối tình sâu sắc, chân thành như ca từ của bài hát và tha thiết, dịu dàng như giọng ca của Dan Byrd, và chỉ một mà thôi...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Jean Baptiste Maunier

 Nguồn ảnh: Internet
"Cậu bé nổi tiếng nhất nước Pháp...", là cách mà Gérard Jugnot, bạn diễn của Jean Baptiste Maunier trong "Les choristes" (Dàn đồng ca, phim đề cử Oscar cho giải phim nói tiếng nước ngoài hay nhất), nói về em. Ở tuổi 14, chỉ trong không đầy 1 năm, J-B Maunier đã trở thành một biểu tượng của giới trẻ.
Jean Baptiste Maunier sinh năm 1990 tại một thành phố lớn thuộc miền Nam nước Pháp. Sau khi nhập học vào trường trung học St-Marc de Lyon vào tháng 9/2000, J-B đăng kí tham dự vào dàn đồng ca của trường, không biết rằng rất nhiều thành công đang đợi ở phía trước. Từ việc tham gia vào dàn đồng ca, J-B nhận ra cậu có thể hát, và hơn nữa, là cậu có một giọng hát rất đặc biệt.
Dàn đồng ca "Les petits Chanteurs de St-Marc" đã mở ra cả một thế giới mới trước mắt J-B. Cậu du lịch từ Nhật Bản sang Canada, dàn đồng ca như đã trở thành gia đình thứ hai của cậu.
Cũng chính từ dàn đồng ca này J-B đã khởi đầu sự nghiệp điện ảnh. Christophe Barratier, một đạo diễn trẻ, đã tìm đến dàn đồng ca để tuyển chọn diễn viên chính cho bộ phim lớn đầu tay của mình, "Les choristes". Buổi thử vai đó đã giúp Barratier tìm ra J-B, giọng nam soprano tuyệt vời với một gương mặt thiên thần. Sau khi thông qua sự đánh giá của Gerard Jugnot, J-B đã được chọn: em được tuyển vào vai Pierre Morhange. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nhận vai trong một bộ phim lớn, nhưng ngay lúc đó tôi đã nhận lời không suy nghĩ vì tò mò", J-B cho biết.
Bộ phim ra mắt ngày 17/3/2004, số vé bán ra đạt đến con số 9 triệu, cùng với một CD nhạc phim nằm trong top những đĩa nhạc bán chạy nhất.  
 Nguồn ảnh: Internet
Năm 2005, vì muốn lưu lại giọng hát trong trẻo của mình trước khi bị vỡ giọng do trưởng thành, Jean-Baptiste quyết định hát chung với Clémence trong đĩa đơn "Concerto pour Duex Voix". Ca khúc là dịp để J-B chứng tỏ giọng ca tuyệt vời của mình trước khi ngừng hẳn sự nghiệp ca hát. CD này đã gây chú ý lớn từ công chúng Pháp. Clémence người đã từng để lại ấn tượng khi song ca với Johnny Hallyday ca khúc "On a tous besoin d'amour" năm 2001 là con gái của Saint Preux, người đã viết bản "Concerto pour une voix" (Concerto dành cho 1 giọng ca). "Concerto pour Duex Voix" (Concerto dành cho 2 giọng ca) đã được viết lại từ bản nhạc này. 
J-B khẳng định "Concerto pour deux voix" là đĩa CD cuối cùng. Cậu đã ngừng sinh hoạt trong dàn đồng ca "Les petits Chanteurs de St-Marc". Sau "Les choristes", J-B mong được tiếp tục sự nghiệp điện ảnh với những bộ phim mới.
(Tổng hợp từ các nguồn trên mạng)

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Tri ân


Xin gửi tới tất cả các Thầy Cô giáo đã và đang đứng trên bục giảng một bài hát hay về Thầy như một món quà tri ân.

Người Thầy
Sáng tác: Nguyễn Nhất Huy
Trình bày: Cẩm Ly

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Chỉ là...thế thôi

Giọt Nắng Bên Thềm

Sáng tác: NS Thanh Tùng        Thể hiện: CS Mỹ Linh



Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Giọt nắng bâng khuâng
Giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng
Bài hát mang bao kỷ niệm
Những ngày đã qua...

Lâu lắm rồi anh không đến chơi
Cây sen đá lá bạc như vôi
Sỏi đá rêu phong
sỏi đá chưa quên chân người
Bài hát rêu phong
bài hát viết không nên lời
đã vội ... lãng quên.

Bài hát tìm trong nỗi nhớ từng ngày bình yên
Bài hát tìm trong ký ức cuộc tình đầu tiên
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh
Trả về hư không giọt nắng bên thềm.

Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là ... thế thôi...

Khi thấy buồn anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi
Chỉ có trong tôi ngày đã sang đêm lâu rồi
Bài hát cho anh giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên.

Bài hát tìm trong khói thuốc từng giờ bình yên
Bài hát tìm trong lá biếc từng chiều hoàng hôn
Còn lại trong tôi, còn lại trong anh
Chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh
Trả về hư không giọt nắng bên thềm.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Joaquin Rodrigo - “Concierto de Aranjuez”

Chương trình văn nghệ đêm khuya của Đài TNVN vẫn thường sử dụng một giai điệu làm nhạc hiệu, đó chính là đoạn đầu được trích từ Adagio của bản “Concierto de Aranjuez” mà tác giả là Joaquin Rodrigo.
Ảnh: Internet
Joaquin Rodrigo (22/11/1901 – 6/7/1999) là nhà soạn nhạc cổ điển đương đại Tây Ban Nha và còn là một pianist tài năng. Tuy bị mù từ khi 3 tuổi nhưng điều đó không ngăn cản ông đạt thành tựu lớn trong âm nhạc. Rodrigo được xem là một trong số những người có công lớn trong việc phổ biến guitar cổ điển trong thế kỉ 20. Tác phẩm “Concierto de Aranjuez” của ông được xem là một đỉnh cao của âm nhạc Tây Ban Nha và cũng là đỉnh cao tác phẩm dành cho guitar.
Concierto de Aranjuez gồm 3 phần:
  1. Allegro con spirito
  2. Adagio

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Peer Gynt Suite No.1

Peer Gynt Suite No.1- I. Morning Mood là chương đầu tiên của tổ khúc cung la thứ số 46 được nhà soạn nhạc Edvard Grieg viết cho vở nhạc kịch Peer Gynt, mang tên là Morning Mood (Tâm trạng buổi sớm).
Peer Gynt Original score, Op. 23 là tác phẩm nguyên bản được viết cho vở nhạc kịch cùng tên của Henrik Ibsen vào tháng 2/1986.
Sau này, vào năm 1988 và 1991, ông mới tách 8 phần của tổ khúc thành 2 tác phẩm riêng biệt : Suite No. 1, Op. 46 và Suite No. 2, Op. 55. Morning Mood là chương đầu tiên của Op. 46
Suite No. 1 Op 46 bao gồm
- Morning Mood (Morgenstemning)
- Aase’s Death (Ases Tod)
- Anitra’s Dance (Anitras dans)
- In the Hall of the Mountain King (I Dovregubbens hall)
Nội dung vở nhạc kịch:
Chàng trai Peer Gynt phản bội mọi người, kể cả mẹ và người yêu, nàng Solveig. Peer gặp Solveig ba lần, chàng phải lòng cô gái ngay trong lần đầu và phải thốt lên: “Quỷ ma trong ký ức, quỷ ma trong đàn bà, trừ một người”.
Tuy nhiên, chàng vẫn rời bỏ thực tại và tình yêu để đi tìm thứ huyễn mộng. Lần thứ hai, Peer đi hoang trở về, nghe nàng hát khúc chờ mong – mang tên Khúc hát nàng Solveig – nhưng rồi chàng vẫn lại bỏ đi, lần này không phải vì mộng phiêu lưu mà vì sợ trách nhiệm, sợ đối diện với chính bản thân mình. Lần thứ ba, sau khi hoàn toàn kiệt quệ, Peer trở về quỳ dưới chân người yêu xin tha thứ và được tha, được yêu, được nghe bài ca thứ nhì do nàng ca, cũng vẫn mang tên Khúc hát nàng Solveig.

(Tổng hợp từ các nguồn trên mạng)