Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Nửa Vầng Trăng

Tặng Long - Như một lời xin lỗi. :D
Sáng tác: Nhật Trung
Biểu diễn: Như Quỳnh
                  Nửa vầng trăng đơn côi trong đêm
                  Buồn nhớ ai trăng rơi trên sông
                  Cùng sông nước trăng trôi lang thang
                  Đi tìm người thương.

                  Nửa vầng trăng anh ơi phương xa
                  Nửa nhớ mong em đây ngóng chờ
                  Chờ anh tới với những nỗi nhớ
                  Cho tròn vầng trăng.

                  Người ở đâu trăng em lẻ loi
                  Nỡ quên mau yêu thương ngày nào
                  Vầng trăng héo úa với tiếc thương
                  Cho tình vội xa.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Một Đời Tôi Đi Tìm Tôi

Sáng tác & trình bày: Nhạc sỹ-ca sỹ Nhật Trung
                                 Một đời tôi đi tìm tôi
                                 Một đời tôi đi tìm em
                                 Tìm đâu thấy
                                 Tàn giấc mơ tôi hoài mong
                                 Tìm em, em như cơn gió
                                 Bay đi cuối nơi chân trời
                                 Chỉ có những giọt nắng phai
                                 Chiều tàn lạnh buốt hoang vu.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Joshua Bell - Romance Of The Violin (2003)

 Nguồn ảnh: Internet

Mình mê những âm thanh phát ra từ cây đàn violin, đặc biệt là tiếng đàn của J.Bell. Kể cũng lạ. Mình luôn cảm nhận được âm thanh của con người, của cuộc sống thường nhật qua tiếng đàn của Bell. Khi thì như tiếng thủ thỉ, thì thầm khe khẽ bên tai, lúc lại như tiếng khóc âm thầm trong đêm, nghe như có tiếng nấc, tiếng nghẹn ngào, cố kìm cảm xúc không để tuôn trào. Những âm thanh như nỉ non, như mời như gọi, kéo mình đi xa, đi xa mãi, rơi, rơi mãi, không có điểm dừng. Bạn cứ thử nghe bản Songs My Mother Taught Me của Dvorak mà xem. Chỉ cần nhắm mắt lại là có thể thấy mình trở về thời ấu thơ khi còn đang ngả vào lòng mẹ nghe mẹ dạy những bài hát ru. Cảm giác thật êm đềm, thật ấm áp. Những âm thanh trong trẻo phát ra từ cây đàn Gibson ex Huberman, được Antonio Stradivari, nghệ nhân chế tạo đàn người Ý nổi tiếng thế giới, làm bằng tay năm 1713.  
Trước đây GAN đã có lần giới thiệu về album Romance Of The Violin (2003). Hôm nay xin giới thiệu box nhạc của album này để mọi người có thể nghe một mạch cả album mà không cần phải trở qua trở lại.

       

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Biết đến Richard Clayderman.

Năm 1986, sau nhiều năm ở đơn vị, tôi được chuyển về làm việc trong Thành Hà nội và cũng từng ấy năm không có điều kiện được thưởng thức âm nhạc (đúng là một "cả tẩm"). 
Một buổi trưa trong giờ nghỉ tại cơ quan, văng vẳng đâu đó tiếng dương cầm qua một chiếc radio cassette, cứ như thế cứ đến buổi trưa nghỉ lại được nghe trọn một chương trình Piano. Lâu dần nên thuộc giai điệu của cả "album". Khi biết và hỏi chủ nhân của chiếc radio cassette về "album" nhạc vẫn mở vào các buổi trưa đó là do nghệ sĩ nào biểu diễn và được biết là Richard Clayderman nhưng anh ta không biết "list" của Album. Những năm cuối của thập niên 80 trong quá trình sưu tầm âm nhạc và chơi đồ âm thanh tôi đã xác định được tên của các nhạc phẩm trong "album" trong đó có "Ballade pour Adeline", "Lyphard Melody" là hai bản nhạc mà tôi thích nhất và biết tới nhiều album khác của R.Clayderman
 “Lyphard Melody” được sáng tác bởi hai nhà soạn nhạc người Pháp cũng là hai nhà sản xuất của công ty Delphine Productions - Paul de Senneville và Olivier Toussaint. Hai nhạc sĩ là đồng sáng tác bản nhạc này dành riêng cho nghệ sĩ dương cầm người Pháp Richard Clayderman và họ cũng là người sản xuất và sáng tác cho Clayderman biểu diễn trong nhiều năm. Paul De Sennevile còn sáng tác bản nhạc nổi tiếng nhất ông đặt tên là "Ballade pour Adeline", dành tặng con gái Adeline của ông khi cô bé chào đời"
Tiếng dương cầm qua đôi bàn tay điêu luyện của Clayderman trên dãy phím đã tạo nên những âm thanh cuốn hút người nghe. Chính những nhạc phẩm này nằm trong những nhạc phẩm đã dẫn tôi đến với R.Clayderman. Tại Việt Nam có lẽ Richard Clayderman là nghệ sĩ piano được nhiều người hâm mộ âm nhạc biết đến. Nhạc và phong cách biểu diễn của Clayderman giản dị không phức tạp cao siêu, du dương dễ  tiếp cận với đại chúng bình dân. Ai cũng  có thể tìm thấy cho riêng mình một không gian cảm thụ khi nghe nhạc của R. Clayderman.
Dưới đây là những giai điệu của R. Clayderman mà hồi đó tôi được nghe.


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

A Whiter Shade Of Pale

"A Whiter Shade Of Pale" là một sáng tác đầu tay của ban nhạc Anh Procol Harum được phát hành năm 1967 và "A Whiter Shade Of Pale" đã được bình chọn vào vị trí số 1 ở nhiều quốc gia khi phát hành. Kể từ khi phát hành, "A Whiter Shade Of Pale" đã được nhiều ca sĩ, nhiều ban nhạc trên thế giới trình diễn. Nhiều dàn nhạc giao hưởng như London, Praha, Hoàng gia Anh...cũng đã chuyển soạn cho dàn nhạc trình bày. Đây cũng là bài hát được thể hiện nhiều nhất trên phát thanh và truyền hình tại Vương quốc Anh trong những năm 70 (thế kỷ 20).
Nốt nhạc "bẻ đôi" tôi cũng chẳng biết, trình tiếng Anh thì lại càng tệ. Chỉ biết lần đầu vào hè năm 1973 được nghe "ké" tại nhà anh bạn 1 album đĩa than của ban nhạc The Shadows trong đó có "A Whiter Shade Of Pale" mà nhớ mãi. Nay nhờ Internet  biết thêm vài thông tin về bài hát này (dùng "search" của Google trong  0.23 giây cho những 1,620,000 kết quả). Gần đây nghe lại một số albums Classic Rock của dàn giao hưởng Luân đôn, trong đó có "A Whiter Shade Of Pale" lại gợi nhớ cho tôi lần đầu  được nghe bản nhạc của bài hát này.
Mạo muội gửi lên đây vài dòng "lỗ mỗ", chia sẻ cùng mọi người và nhờ bác nào "khơ khớ" môn tiếng Anh giải nghĩa giúp lời bài hát thì tuyệt quá.

"A Whiter Shade Of Pale" - Trình bày: Procol Harum

"A Whiter Shade Of Pale" - Trình bày: Sarah Brightman


Lời: "A Whiter Shade Of Pale"

We skipped The light fandango,
Turned cartwheels 'cross the floor.
I was feeling kind of seasick,
But the crowd called out for more.
The room was humming harder,
As the ceiling flew away.
When we called out for another drink,
The waiter brought a tray.

And so it was that later,
As the miller told his tale,
That her face at first just ghostly,
Turned a whiter shade of pale.

She said there is no reason,

And the truth is plain to see
That I wandered through my playing cards,
And would not let her be
One of sixteen vestal virgins
Who were leaving for the coast.
And although my eyes were open,
They might just as well have been closed.

And so it was later,
As the miller told his tale,
That her face at first just ghostly,
Turned a whiter shade of pale.

"A Whiter Shade Of Pale" - Dàn nhạc giao hưởng Luân đôn  trình bày.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Igor Yakovlevich Krutoy


Cuộc sống hiện đại được thể hiện với những gam màu khác nhau qua âm nhạc của Igor Yakovlevich Krutoy, một trong những nghệ sĩ đương đại mà mình yêu thích.  

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Russian Songs

Đây là món quà thứ ba tớ dành cho cậu. Những bài hát một thời để nhớ từ Russian Album (1994) - Paul Mauriat & James Last (CD1). (Thực ra tớ rất muốn tặng cậu cả album nhưng không hiểu sao tớ không thể lấy được code của cả album.)


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Я вAс любИл: Trở lại đề tài mối liên hệ giữa ca từ và thi từ

Я вAс любИл: любОвь ещЕ, быть мOжет,
В душЕ моЕй угАсла нЕ совсЕм;
Но пУсть онА вас бОльше нЕ тревОжит;
Я нЕ хочУ печАлить вАс ничЕм.

Я вАс любИл безмОлвно, бЕзнадЕжно,
То рОбостьЮ, то рЕвностьЮ томИм;
Я вАс любИл так ИскреннО, так нЕжно,
Как дАй вам БОг любИмой бЫть другИм.

Xin mượn bài thơ này của đại văn hào Pushkin để minh họa về mối liên quan giữa ca từ và thi từ trong tiếng Nga.
Đặc điểm của các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp... là các dấu trọng âm. Người Ta nói tiếng Tây sai trọng âm thì cũng như người Tây nói tiếng Ta lơ lớ không bỏ dấu, ngộ nghĩnh và khó hiểu. Việc đưa thơ vào nhạc cũng có điểm giống như thế.
Khi vào thơ, các trọng âm được sắp xếp thay phiên với các vần không có trọng âm theo chu kỳ. Quy luật chu kỳ này tạo ra một sự tương ứng với các phách mạnh và phách nhẹ của giai điệu.
Có thể một phần vì vậy chăng mà âm nhạc Tây phương giàu tính nhịp điệu? Dĩ nhiên truyền thống dân vũ mạnh mẽ của họ cũng có ảnh hưởng rất quan trọng.
Trở lại bài thơ trên, tôi đánh dấu các nguyên âm trọng âm/phách mạnh bằng chữ cái in hoa viết nghiêng, các nguyên âm có trọng âm thứ cấp/phách mạnh vừa bằng chữ cái in hoa. Các nguyên âm để chữ in thường thì hoàn toàn không có trọng âm.
Bây giờ, bạn hãy thử đọc lại bài thơ theo nhịp “ta tẮt ta tA, ta tẮt ta tA...”. Nếu không đọc được tiếng Nga cũng không sao, chỉ cần nhẩm qua các nguyên âm và dùng ngón tay gõ nhịp theo. Bạn có thấy là bài thơ đã chứa sẵn nhịp điệu 2/4 (hoặc 4/4)? Bạn cũng có thể dễ dàng chuyển sang nhịp ¾ nếu để nguyên âm có trọng âm ngân dài gấp đôi nguyên âm không có trọng âm.
Tiếp theo, bạn hãy nhìn vào kết thúc của từng dòng thơ để xem cách gieo vần của bài thơ này. Câu thứ nhất hiệp vần với câu thứ 3 (мOжет – вОжит). Câu thứ 2 hiệp vần với câu thứ 4 (сЕм – чЕм). Các trọng âm cuối câu này rất quan trọng vì trong giai điệu tương ứng, chúng sẽ được ngân dài hơn. Việc gieo vần vào những chỗ dễ nhận thấy về mặt nhạc tính như thế này sẽ thu hút sự chú ý của người nghe. Một trong những kết quả là bài hát dễ hát và dễ nhớ.
Cuối cùng, bạn hãy so sánh hai khổ thơ. Chúng được gieo vần khác nhau, nhưng xét về mặt cấu trúc các câu nhạc chúng hoàn toàn lặp lại nhau về số lượng dòng thơ, độ dài từng câu thơ, kết cấu nhịp điệu và nhất là phách mạnh kết của mỗi câu. Điều ấy có nghĩa là nếu bạn định phổ nhạc bài thơ này, bạn đã có sẵn 2 verses (phiên khúc) để hát vào CÙNG một giai điệu.
Thơ tiếng Việt thông thường không tuân theo những quy luật nói trên mà có những quy luật riêng về bằng trắc. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể làm thơ tiếng Việt vận dụng những quy luật của âm nhạc. Và thể loại thơ đặc biệt đó chính là ca từ.
Nhưng quy luật của âm nhạc rất lạ kỳ. Vì nhiều khi những gì đi vào lòng người nghe lại không theo những nếp phổ biến thông thường. Hơn nữa trên đây chỉ là suy nghĩ và phân tích của cá nhân tôi. Không phải là những quy tắc trích dẫn từ sách giáo khoa, vì 3Chai có qua trường lớp nào đâu.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Я вас любил

Александр Сергеевич Пушкин
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.

Я вас любил безмолвно, безнадежно,

То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим.

Vladimir Atlantov - "Я вас любил" - Ivan Kramskoy's paintings

***
TÔI YÊU EM

Tôi đã yêu em: tình yêu, có lẽ,

Trong lòng tôi chưa tắt hẳn;
Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Tôi không muốn làm em phiền muộn bởi bất cứ điều gì.

Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng,

Bị giày vò khi bởi rụt rè, khi bởi nỗi hờn ghen.
Tôi đã yêu em chân thành, dịu dàng đến thế,
Cầu Chúa cho em người được người khác yêu như vậy.
(Bản dịch nghĩa)
***
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
(Bản dịch của Thúy Toàn)

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Giao hưởng số 40 của Mozart

Giao hưởng số 40 của Mozart trữ tình và đầy thương cảm
Giao hưởng số 40 đứng riêng biệt trong sáng tác của Mozart về tính lãng mạn, và có lẽ là tác phẩm được nghe nhiều nhất của Mozart với đoạn mở đầu, cũng là chủ đề chính chương 1 rất quen thuộc. Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã trở thành một trong 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông.


Bản giao hưởng số 40 của Mozart có 4 phần theo cách sắp đặt thông thường của các bản giao hưởng cổ điển gồm: Khúc nhanh Molto (Molto Allegro nhip 2/2) - Khúc thong thả (Andante, nhịp 6/8) - Khúc nhảy Mơ-nu-et tam tấu hơi nhanh (Menuetto Allegretto Trio, nhip 3/4) và Khúc nhanh dồn dập (Allegro, nhịp 2/2). Trong bộ ba giao hưởng, bản Sol thứ giữa vị trí một khúc intermezzo trữ tình, đầy màu sắc thương cảm. Giao hưởng số 40 đứng riêng biệt trong sáng tác của Mozart về tính lãng mạn, và có lẽ là tác phẩm được nghe nhiều nhất của Mozart với đoạn mở đầu, cũng là chủ đề chính chương 1 rất quen thuộc.
Chương 1 bắt đầu với chủ đề chính xuất hiện tức khắc, đầy xao xuyến, xúc động. Sự thương cảm, đau xót càng tăng dần lên trong phần phát triển với cảm xúc dào dạt. Đoạn cuối chan chứa một nỗi buồn thầm lặng.
1st Movement: Molto Allegro
Chương 2 đầy trầm lặng và suy tư. Xuất hiện một chủ đề mới dịu dàng, phảng phất buồn. Sự phát triển của tất cả các chủ đề đều mang những nét lo âu, buồn bã.
2nd Movement: Andante 
Chương menuet mở đầu nghiêm túc và chững chạc sau đó xuất hiện những điệu nhảy của giới quý tộc.
3rd Movement: Menuetto - Alegretto & Trio
Chương cuối xuất hiện những hình tượng gần gũi với chương 1. Kịch tính lúc mở đầu nay thể hiện rõ hơn. Với chuyển động sôi nổi, nhanh, hình thức gọn gàng, chương cuối Giao hưởng số 40 mang tính trần thuật khách quan.
4th Movement: Finale - Allegro Assai 
Về mặt nhạc cụ, bản giao hưởng này được sáng tác dành cho sáo (flute), kèn (gồm oboe, clarinet, fa-gốt (bassoon), kèn ốc (horn) và bộ dây (violin, viola, cello và contrabass).
Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass. Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon.
Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. (Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào.
Những symphony vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn chuyển hành. Chuyển hành thứ nhất, thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Chuyển hành này luôn luôn xuất hiện trong bản sônat, đôi khi có một đoạn intro ngắn.
Chuyển hành thứ nhì thường là một chuyển hành chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu.
Chuyển hành thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, chuyển hành này bị bỏ đi, để vào chuyển hành tiếp theo.
Chuyển hành kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sô nát , nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh.
***
Shostakovich từng nói: "Mozart - đó là tuổi thanh xuân của âm nhạc, là nguồn sống khi xuân về và là sự hài hòa của tâm hồn". Còn từ điển Larousse của người Pháp cô đọng ông vỏn vẹn trong câu: "Mozart luôn tìm kiếm sự thanh khiết, nét tao nhã và biết đạt tới vẻ đẹp cao cả xuyên qua sự đơn sơ và nét duyên dáng"...
Có thể nói Bản giao hưởng số 40 của Mozart chính là sự kết tụ tuyệt vời những vẻ đẹp nơi âm nhạc của một bậc thiên tài.

Mozart: Symphony No. 40 / Pinnock · Berliner Philharmoniker

(Nguồn:hoagiai.vn)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

PM - RC - JL